Những ứng dụng trong danh sách này sẽ được chia ra thành 3 cấp: nguy cơ thấp,́chứngdụngphổbiếntrêniOScónguycơlàmlộthôngtinngườidùkèo nhà cái chuẩn nguy cơ trung bình và nguy cơ cao. Theo ông Strafach, trong quá trình kiểm tra, ông đã xác nhận được 76 ứng dụng iOS phổ biến có nguy cơ dẫn tới các cuộc tấn công man-in-the-middle âm thầm, được tiến hành trên những kết nối được bảo vệ bởi TLS (HTTPS), cho phép can thiệp và/hoặc thao túng các dữ liệu khi chuyển.
Theo ước tính của Apptopia, tổng cộng có tới 18.000.000 (mười tám triệu) lượt tải 76 ứng dụng này và được xác nhận là đã bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng.
Trong số đó chỉ có 33 ứng dụng nằm trong danh sách nguy cơ thấp, 24 ứng dụng iOS có nguy cơ trung bình và 19 ứng dụng có nguy cơ cao (có khả năng can thiệp vào việc chứng thực khi đăng nhập vào các dịch vụ tài chính hoặc y tế và/hoặc các token xác thực phiên giao dịch của những người sử dụng có đăng nhập).
Lỗ hổng này bắt nguồn từ một tính năng mà Apple đã đưa vào iOS 9. Tính năng này có tên gọi là App Transport Security (ATS). Nó có nhiệm vụ bảo vệ an toàn việc truyền dữ liệu qua giao thức HTTPS. Nhưng một đoạn mã bị cấu hình sai nằm trong ứng dụng iOS có thể đánh lừa ATS khiến nó nghĩ việc kết nối là an toàn. Tin tặc với hiểu biết về lỗ hổng này có thể đánh cắp dữ liệu trong iPhone qua kết nối Wi-Fi.Tính năng App Transport Security trên iOS không thể và cũng đã không ngăn chặn được những lỗ hổng này.
Apple không thể tự khắc phục vấn đề này, bởi nếu họ cố gắng ghi đè vào tính năng này nhằm ngăn chặn hiểm họa an ninh nói trên, nó có thể khiến cho một số ứng dụng iOS bị bảo mật kém hơn, và chỉ có các nhà phát triển ứng dụng mới có thể kiểm soát và đảm bảo ứng dụng của mình không mắc phải lỗ hổng.
Về phía người sử dụng, khi kết nối internet thông qua một Wi-Fi công cộng và cần phải thực hiện những thao tác nhạy cảm trên di động (chẳng hạn như mở ứng dụng ngân hàng và kiểm tra số dư tài khoản), hãy vào phần Settings và tắt Wi-Fi đi. Mặc dù nguy cơ bị khai thác thông qua dữ liệu di động là vẫn có nhưng đòi hỏi phần cứng cao cấp, kỹ năng phức tạp hơn.
Các công ty nếu có ý định đưa một ứng dụng nào lên App Store iOS thì cần phân tích các bản buid trước khi đẩy lên App Store và theo ông Strafact đề xuất thì có thể sử dụng dịch vụ của verify.ly.
Đối với các nhà phát triển, cần hết sức cẩn thận khi thêm các dòng code liên quan đến mạng và thay đổi hành vi ứng dụng. Nhiều vấn đề tương tự như vậy đã xảy ra và xuất phát từ việc một nhà phát triển ứng dụng đã không hiểu rõ về dòng code mà họ mượn trên web.
Dưới đây là danh sách những ứng dụng có nguy cơ dính lỗ hổng man-in-the-middle:
Nguy cơ thấp:
ooVoo — Free Video Call, Text and Voice:
VivaVideo — Free Video Editor & Photo Movie Maker
Snap Upload for Snapchat — Send Photos & Videos
Uconnect Access
Volify — Free Online Music Streamer & MP3 Player
Uploader Free for Snapchat — Quick Upload Snap from Camera Roll.
Epic! — Unlimited Books for Kids
Mico — Chat, Meet New People
Safe Up for Snapchat — Quick Upload photos and videos from your camera roll
Tencent Cloud
Uploader for Snapchat — Quick Upload Pics & Videos to Snapchat.
Huawei HiLink (Mobile WiFi)