Cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 75km,étmớiởmộtnôngtrườngcủathanhniêty le keo truc tuyen ởmột vùng đất hoang sơ với những đồi dốc, cỏ cây bụi rậm, có thể làm nản lòngcho những ai lần đầu đặt chân đến, vậy mà với bàn tay không mệt mỏi của sứctrẻ. Giờ đây, nơi ấy đã trở thành nông trường với vườn cao su xanh mướt, đàn bòtung tăng gặm cỏ và những luống mì lớn lên từng ngày. Chúng tôi không giấu đượcsự ngạc nhiên và niềm thán phục trước ý chí và tinh thần vượt khó của những bạntrẻ tại Nông trường Thanh niên xung phong (TNXP).
Ngày đầu lập nghiệp
Hòanhã, vui tươi và hiếu khách, đó là đặc tính chung của những công dân của Nôngtrường TNXP, tại một vùng quê hẻo lánh ở xã An Thái (Phú Giáo). Phần lớn cácđội viên đều có tuổi đời còn rất trẻ, vậy mà hầu như đều có thâm niên gắn bóvới nông trường từ những ngày đầu mới khai hoang. Nếp sinh hoạt có vẻ giống nhưmôi trường quân đội. Mọi người trong bộ đồng phục màu xanh lá đậm, xăng xáicùng nhau hái rau, bẻ măng, bắt heo rừng... rồi lại cùng nhau trổ tài bếp núckhi có đoàn khách đến thăm. Tất cả đều là sản phẩm của nông trường. Ở đây có tổtrồng trọt, tổ chăn nuôi với hơn 30 đội viên, trong đó có hơn 20 ĐVTN cùng thamgia sinh hoạt chi đoàn.
Vui cùng bữa cơm chiều Khai thác “vàng trắng” Đàn bò của nông trường
“Chỉcó 2 người lớn tuổi nhất là sinh năm 1946, còn lại đều ở tuổi hơn kém 30, nhỏtuổi nhất là sinh năm 1992”, Trần Minh Hiệp, đội viên khai thác mủ cao su chobiết. Anh sinh năm 1986, đến từ Thái Nguyên. Lúc đầu được người quen giớithiệu, anh khăn gói rời quê hương với ước mơ tạo dựng tương lai tại mảnh đấtBình Dương. “Quả thật mới đầu đến đây mình đã khóc vì nhớ nhà. Lần đầu xa quê,lại sống ở một nơi hiu hắt và buồn đến vậy hỏi sao không khóc?”, anh tâm sự.Nhưng bây giờ thì khác rồi, anh đã quen với từng con đường, dòng nhựa trắng từnhững hàng cao su bát ngát. “Giờ thì khó lòng rời bỏ nơi này, vì mọi thứ đềuđược tạo dựng nên từ thành quả của mình và những người đồng đội thân thương”.
“Thờigian đầu chưa có con đường đất đỏ chạy dài vào nông trường đâu nhé. Hồi ấy, bọnem đi chợ phải lội bộ hàng cây số. Có lần mấy anh em rủ nhau ra ngoài uống càphê, lúc đi trời không mưa nhưng khi về thì trời mưa tầm tả. Kết quả là khi cơnmưa tạnh, mọi người phải thay phiên nhau khiêng xe về vì không thể chạy được.Khó khăn vậy mà vui lắm”, Mai Thị Hảo, cô gái đến từ Thái Bình kể lại. Nói vềcon đường, anh Đoàn Văn Hình, Đội phó Đội trồng trọt, sinh năm 1979 có thâmniên gắn bó với nông trường từ những ngày đầu, chắc sẽ không thể nào quên. Bởivì, nó gắn liền với mối tình đầu tiên của anh với cô gái quê ở Đồng Xoài (BìnhPhước). Xung phong lập nghiệp ở vùng đất hoang sơ, hẻo lánh với con đường đấtđỏ bện chặt vào bánh xe khiến cho xe cứ đứng ỳ một chỗ. Đến thăm anh lần đầutiên nhưng cô người yêu nhỏ đã nản lòng và như không tin tưởng vào con đườngtương lai anh chọn. Thế nhưng, anh nghĩ “là TN thì phải có tinh thần xung phongtình nguyện, mới có tương lai lâu bền, chứ ai cũng chọn việc dễ dàng gian khổsẽ dành phần ai!”. “Thú thật lúc ấy mình cứ nghĩ là đi lập nghiệp như thế nàychắc người yêu sẽ lấy chồng mất. Có lẽ chính nhờ sự kiên quyết và thiết tha củamình mà cô ấy đã là bà xã của mình bây giờ”, anh bật cười nhớ lại.
Niềm vui phía trước
Nồngnhiệt với tình yêu và khát vọng của tuổi trẻ tại vùng đất tuy khó khăn nhưngkhông phụ lòng người, đến nay cuộc sống của những công dân nơi nông trường đangngày càng khởi sắc. Con đường đất đỏ đã chạy dài đến khu tập thể, cao su bắtđầu đưa vào khai thác góp phần tăng thêm thu nhập cho mọi người. Điều kiện vậtchất, mức thu nhập chưa phải là cao nhưng mọi người đều rất phấn khởi khi nghĩvề những thành quả đã đạt được và định hướng cho con đường phía trước. Tốtnghiệp trường Trung cấp Kỹ thuật nghiệp vụ cao su Bình Phước, Nguyễn Thị Xuân,quê Thanh Hóa, Phó Bí thư Chi đoàn Nông trường TNXP cho biết: “Em mơ ước thànhcô giáo nhưng không hiểu sao lại chọn học ngành cao su khi chưa một lần nhìnthấy loài cây ấy như thế nào. Ở đây lương chưa cao nhưng mọi người sống chanhòa, đoàn kết và rất vui, chủ yếu là được cống hiến sức trẻ và tinh thần tinhnguyện. Quả thật, giờ mình đã quen với mùi đất, mùi cây, mùi đặc trưng của dòngnhựa trắng lắm rồi!”.
Độitrưởng Đội TNXP Phạm Hồng Thắng, cho biết năm 2004, Đội TNXP được thành lậpcũng là năm đội tiếp nhận và quản lý 140 ha đất tại xã An Thái để xây dựng nôngtrường với các dự án sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Đến năm 2005, đội đượcUBND tỉnh duyệt đầu tư dự án trồng 40 ha cao su trên nông trường, với nguồn vốnđầu tư từ ngân sách là 2,4 tỷ đồng. Đến nay, 30 ha đã đưa vào khai thác mủ từđầu năm 2011, dự kiến đến cuối năm sẽ khai thác 100% diện tích, cho thu hoạchhơn 2 tỷ đồng/năm. Để khai thác hiệu quả quỹ đất của nông trường, anh em độiviên triển khai các phương án chăn nuôi bò, heo rừng lai, gà thả vườn... vớiquy mô vừa và nhỏ, kết hợp tận dụng phụ phế phẩm và khép kín đã phát huy hiệuquả, giúp Nông trường TNXP phát triển ổn định và bền vững. Hiện tại, mức thunhập của đội viên trung bình từ 2 - 2,5 triệu đồng, nhưng được sự chỉ đạo củaChủ tịch UBND tỉnh trong buổi thăm và làm việc mới đây, sắp tới Đội TNXP phốihợp với các sở, ban, ngành tiếp tục tham mưu, đề xuất xây dựng cơ sở vật chất,đầu tư mở rộng diện tích trồng cây cao su, nghiên cứu mở rộng các mô hình chănnuôi phù hợp, nâng mức thu nhập tối thiểu là 3 triệu đồng trong thời gian gầnnhất góp phần nâng cao đời sống cho những công dân trẻ của nông trường.
Nhữngnỗ lực của các bạn trẻ với tinh thần xung phong tình nguyện, không ngại khó,không ngại khổ, tiếp nối truyền thống quý báu của các thế hệ để không ngừng lớnmạnh, trưởng thành. “Đó là niềm vui và sự động viên tinh thần rất lớn đối vớicông việc của Đội TNXP. Chúng tôi hứa bằng cả tâm sức của mình để hoàn thànhtốt công việc xứng đáng là thế hệ TNXP trong thời kỳ mới”. Anh Thắng còn chobiết, nông trường sẽ tính đến phương án tạo cơ hội việc làm cho TN sau cainghiện giúp họ làm lại cuộc đời...
Mỗilần về thăm nông trường chúng tôi lại phấn khởi với bao điều mới. Niềm vui ởmột khu tập thể xa xôi thật không thể thiếu vắng cây đàn ghi-ta cùng tiếng hátvui tươi “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”!
NGỌC TRINH