Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp ông Nông Dung,ệtNamcoitrọngcủngcốvàpháttriểnquanhệvớiTrungQuốket quả bóng đá c1 Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc. Ngày 10/3, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Nông Dung. Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chúc mừng Kỳ họp thứ nhất Lưỡng hội khóa XIV của Trung Quốc diễn ra thuận lợi; bày tỏ tin tưởng với việc kiện toàn ban lãnh đạo nhà nước khóa mới, Trung Quốc sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội được kỳ họp đề ra, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam nhất quán coi trọng củng cố và phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, coi đây là ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Cho rằng quan hệ hai Đảng, hai nước đang đứng trước khởi điểm mới với những thuận lợi và tiềm năng hợp tác to lớn, nhất là sau chuyến thăm quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc (10/2022), Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hợp tác, phát triển thương mại cân bằng, bền vững, mở rộng hợp tác đầu tư đi đôi với phối hợp giải quyết vướng mắc tại một số dự án trọng điểm; thúc đẩy kết nối giao thông, sớm nối lại toàn diện các chuyến bay để tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại của người dân và giao thương hàng hóa, nhất là trong bối cảnh hai nước đã mở cửa sau COVID-19. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hoan nghênh Trung Quốc đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm mở cửa du lịch theo đoàn từ ngày 15/3; đề nghị hai bên tạo thuận lợi cho trao đổi khách du lịch, khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng hợp tác du lịch còn rất lớn giữa hai nước, vì lợi ích của cả hai bên và đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân. Bày tỏ nhất trí với những ý kiến định hướng của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn về thúc đẩy hợp tác hai bên thời gian tới, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nông Dung khẳng định Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với Việt Nam; sẵn sàng cùng Việt Nam tăng cường trao đổi, củng cố tin cậy chính trị thông qua giao lưu, tiếp xúc ở cấp cao và các cấp, không ngừng củng cố quan hệ hữu nghị, đối tác hợp tác toàn diện giữa hai nước. Nhấn mạnh Việt Nam đang ngày càng trở thành đối tác hợp tác quan trọng của Trung Quốc với kim ngạch thương mại song phương đạt gần 235 tỷ USD (theo số liệu của Trung Quốc), Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nông Dung bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư, kết nối giao thông, văn hóa, giáo dục, du lịch, đề nghị Việt Nam tiếp tục tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc. Về vấn đề trên biển, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, kiểm soát và xử lý ổn thỏa bất đồng trên biển. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của nhau phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định ở trên biển, vì sự phát triển của mỗi nước cũng như đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Cùng ngày, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ hội đàm với Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Nông Dung. Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện đầy đủ nhận thức chung cấp cao, chuẩn bị tốt cho Phiên họp lần thứ 15 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước không ngừng đạt được tiến triển mới. Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ đề nghị hai bên xây dựng kế hoạch, tổ chức tốt các hoạt động giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp, hợp tác địa phương; tiếp tục áp dụng các biện pháp thuận lợi hóa thương mại, duy trì thông quan thông suốt; đề nghị Trung Quốc đẩy nhanh mở cửa thị trường cho nông sản của Việt Nam, khôi phục nhập khẩu thủy sản, tạo điều kiện để Việt Nam thành lập thêm các Văn phòng xúc tiến thương mại tại nước này, nâng hạn ngạch hàng hóa của Việt Nam quá cảnh bằng đường sắt Trung Quốc đến nước thứ ba. Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ đề xuất các biện pháp thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, kết nối hạ tầng giao thông, giáo dục, văn hóa-thể thao; đề nghị hai bên sớm nối lại các đường bay, triển khai tốt du lịch theo đoàn, đưa hợp tác du lịch sớm phục hồi như trước dịch COVID-19. Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nông Dung khẳng định Trung Quốc coi trọng các đề xuất hợp tác của Việt Nam, sẽ tiếp tục mở rộng nhập khẩu hàng hóa, trong đó đặc biệt quan tâm thúc đẩy việc cấp phép cho nhiều hơn nữa các nông sản Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư, tích cực phối hợp với các cơ quan Việt Nam giải quyết vướng mắc tại một số dự án hợp tác. Đồng thời, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nông Dung đề nghị hai bên đẩy nhanh triển khai các khoản viện trợ Trung Quốc dành cho Việt Nam trong lĩnh vực y tế, giáo dục, cải thiện dân sinh; tiếp tục phối hợp trong các cơ chế đa phương. Hai bên trao đổi về hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, nhất trí tiếp tục thực hiện tốt thỏa thuận về tăng cường hợp tác giữa hai Bộ trong tình hình mới, duy trì tiếp xúc thường xuyên giữa Lãnh đạo hai Bộ và trao đổi giữa các vụ/cục tương ứng; giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về ngoại giao kinh tế, hỗ trợ, đồng hành cùng địa phương, doanh nghiệp, người dân và công tác thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phục vụ sự phát triển của mỗi nước. Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới hai nước theo 03 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền và các thỏa thuận liên quan, đẩy nhanh nâng cấp, mở mới một số cặp cửa khẩu; xây dựng đường biên giới Việt-Trung hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển; thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định trên biển. Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ khẳng định Việt Nam kiên trì cơ chế đàm phán, trao đổi giữa hai nước về vấn đề trên biển, xử lý ổn thỏa các xử lý các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982; đề nghị hai bên duy trì thường xuyên sự việc nảy sinh, bao gồm đối xử nhân đạo với tàu cá, ngư dân trên biển./. TheoTTXVN |