Bỏ loa phường, thông tin cho người dân bằng gì?_thứ hạng của eibar

 人参与 | 时间:2025-01-16 05:57:18

- Trước thông tin Hà Nội sẽ đánh giá lại hiệu quả của hệ thống loa phường,ỏloaphườngthôngtinchongườidânbằnggìthứ hạng của eibar nếu không còn phù hợp thì nên dừng hoạt động, rất nhiều ý kiến người dân đã bày tỏ ý kiến đồng tình. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng cần có những giải pháp thông tin cụ thể và toàn diện hơn để thay thế hoàn toàn được vai trò của loa phường.

Phản hồi đến VietNamNet, độc giả Nguyễn Văn Thư cho biết: “Bây giờ không còn mấy ai nghe loa truyền thanh phường. Có một số nơi loa truyền thanh bị dân lấy gậy chọc hướng lên trời vì gần nhà, loa kêu to gây bất tiện cho sinh hoạt”.

{keywords}
Nguồn ảnh: Báo Tin tức.

Tương tự, độc giả Cường Nguyễn chia sẻ “Sáng phát, tối phát, hết bản tin của quận đến bản tin phường, muốn nghỉ ngơi cũng không được. Thế giới phẳng, thông tin đầy trên mạng, ti vi, đài phát thanh, sách báo... loa phường ngoài việc tuyên truyền thông tin cấp quận, phường... còn phát cả chương trình quảng cáo trên VOV. Hôm nào bật tivi trong nhà thì như cãi nhau. Chất lượng âm thanh quá tồi, không mang lại lợi ích thiết thực. Theo tôi thì cần chấm dứt.”

Thay thế loa phường bằng website, tin nhắn, email?

Theo ghi nhận của PV VietNamNet, một số quận trên địa bàn thành phố Hà Nội như  Đống Đa, Thanh Xuân, Hà Đông… cũng đã triển khai hệ thống cổng thông tin điện tử đến cấp phường để đảm nhiệm vai trò cung cấp thông tin đến người dân đang sinh sống trên địa bàn. Các hệ thống cổng thông tin này giúp người dân theo dõi được rất nhiều thông tin về các hoạt động và quản lý hành chính tại cấp phường, cấp quận. Các thủ tục hành chính, kết quả giải quyết thủ tục, lịch tiếp công dân… cũng được cập nhật khá chi tiết.

Vấn đề đặt ra là không phải tất cả mọi người dân trên địa bàn đều có khả năng kết nối Internet để truy cập vào các cổng thông tin của phường, nhất là những người cao tuổi, khả năng tiếp cận các thiết bị công nghệ cao như smartphone, máy tính, Internet rất hạn chế.

Một điểm khác biệt nữa mà hệ thống cổng thông tin điện tử chưa thể thay thế được loa phường, đó là khả năng thông tin chủ động đến người dân. Kể cả đối với người dân thành thạo kết nối Internet, smartphone, việc truy cập vào các cổng thông tin của phường cũng chưa thể phổ biến như một thói quen hàng ngày.

Trong khi đó, hệ thống loa phường có thể chủ động truyền tải các thông tin mang tính cấp thiết một cách nhanh chóng tới đa số người dân. Anh Công Huy, nhân viên lập trình, hiện đang sống tại phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ rằng mặc dù âm thanh của 2 chiếc loa phường chĩa thẳng vào ban công nhà mình cũng gây khó chịu, nhưng vì công việc hàng ngày bận rộn nên nếu không có nó, rất có thể anh sẽ bỏ lỡ thông tin cấp thiết và có thời hạn ngắn các lịch tiêm chủng, tiêm phòng cho chó mèo, thời hạn tuyển sinh các trường mẫu giáo, tiểu học… trên địa bàn phường.

“Nếu như UBND phường quản lý nhân khẩu được đến cả số di động, khi có các thông tin cấp thiết như vậy sẽ gửi luôn SMS hoặc email đến điện thoại của tôi, hoặc có ứng dụng thông báo tin tức của phường để cài trên smartphone  thì chiếc loa phường sẽ hoàn toàn không còn cần thiết nữa”, anh Huy chia sẻ.

Kết hợp các hệ thống thông tin cấp phường khác

Ngoài hệ thống loa phường, người dân vẫn có thể tiếp nhận thông tin qua các kênh khác, chẳng hạn như bảng thông báo của chung cư, tập thể, hay thông báo trực tiếp từ tổ trưởng cụm dân cư, các cuộc họp tổ dân phố…

Chị Minh Thư, hiện đang sinh sống phường An Phú, quận 2 TP.HCM, cho biết hàng ngày chị hầu như không nghe thấy tiếng loa phát thanh phường, cả ở khu phố hay dọc đường đi làm. Các thông báo liên quan tới cụm dân cư, thường sẽ có người tới tận căn hộ của chị thông báo, hoặc chung cư tổ chức họp tổ dân phố để thông báo, lấy ý kiến.

“Ngoài ra, ban quản lý chung cư cũng dán một bảng thông báo trong các thang máy, đồng thời yêu cầu mỗi hộ gia đình cung cấp 1 số điện thoại để liên hệ. Khi cần thông tin, cán bộ phường sẽ nhắn tin hoặc gọi điện trực tiếp để thông báo. Vì thế tôi không bị bỏ lỡ các thông tin quan trọng liên quan đến gia đình mình”, chị Thư chia sẻ.

{keywords}
Ảnh chụp màn hình.

Khi so sánh tương quan về nội dung thông tin giữa cổng thông tin của phường Gò Vấp, quận 9 TP.HCM và cổng thông tin phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, có thể thấy các thông tin của Gò Vấp có tính thông báo và liên quan tới đời sống hàng ngày của người dân hơn, chẳng hạn như lịch gia hạn thẻ BHYT, thông tin chi tiết hoạt động của từng khu phố, tổ dân phố…

Trong khi đó, cổng thông tin phường Hạ Đình vẫn tập trung nhiều hơn vào giới thiệu các hoạt động, phong trào thi đua, cơ cấu tổ chức hơn là các thông tin liên quan đến đời sống hàng ngày của người dân.

Tại các phường ở Hà Nội, người tổ trưởng cụm dân cư và tổ dân phố cũng trực tiếp liên hệ tới các hộ gia đình để chuyển các thông báo cấp phường, thu các khoản quỹ ủng hộ hay giải quyết các vấn đề như khai báo tạm trú, tạm vắng… Nếu tăng cường hơn vai trò thông tin từ hệ thống quản lý cụm dân cư, khu phố, tổ dân phố thì hoàn toàn có thể thay thế được nhiệm vụ thông tin của hệ thống loa phường.

Dự kiến trong quý I năm 2017, Sở TT&TT và các quận, huyện sẽ lấy ý kiến của người dân tại một số nơi và xem xét lại hiệu quả của hệ thống loa truyền thanh phường. Nếu địa bàn nào không còn phù hợp thì mạnh dạn đề xuất UBND thành phố dừng hoạt động. Nơi nào, phường nào nhất là ở ngoại thành còn cần thiết thì để lại.

  • Huy Phong
顶: 52661踩: 77