Lý Ngọc Bạch: Thủy chung với nghề gốm sứ_keonhacai..com

Người Đài Loan (Trung Quốc) có câu: “Muốn hại bạn,ýNgọcBạchThủychungvớinghềgốmsứkeonhacai..com hãy rủ bạn làm gốm”! Câu nói này chẳng có hàm ý, thách đố gì hết, bởi vì làm cái nghề suốt ngày tiếp xúc với bùn đất, củi lửa nên con người cứ lấm lem bùn đất, bụi bặm. Đã vậy nó còn là nghề của các nghề, vì bùn đất cũng có tính nết, lửa củi cũng phải có lúc tăng lúc giảm, chứ đâu phải đưa vô lò đốt là được. Còn men màu thì muôn vàn bí ẩn, nó như cô gái đẹp mà không biết “nói”. Ba thứ này cộng lại là thành một ma trận. Muốn vượt qua đó ngoài tình yêu thôi thì chưa đủ mà còn phải biết dấn thân, chết sống với nghề. Gia đình tôi đã 3 đời theo nghề và ai cũng cháy bỏng một tình yêu men màu, gốm sứ…”, ông Lý Ngọc Bạch, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Cường Phát nói.

Vượt lên cơ cực

Gia đình ông Lý Ngọc Bạch, từ đời ông nội, đến đời cha đã gắn với cái nghề gốm sứ. Ngày trước, nghèo lắm, toàn làm thủ công với kinh nghiệm gia truyền là chính. Sản phẩm chủ yếu là tô chén tráng men. Là chủ lò nhưng hầu như người nhà làm hết từ dọn đất, tạo hình trên bàn xoay, chụm lò, gánh nước rửa đất… Cái nghề này cực lắm, lời lóm cũng chẳng bao nhiêu nên ít người chịu làm. Chưa kể ai có vốn xoay trở thì kéo hàng xuống vựa, chành bán thương lái ít “chẹt” giá. Chứ mà thiếu vốn, phải mượn tiền trước của chủ vựa, chủ chành để vô men, vô đất, ăn cơm chụm lò (mua men, mua đất…) cho đến khi bán hàng họ “chẹt” giá chịu không nổi!

Nghệ nhân Lý Ngọc Bạch bên tác phẩm Quốc bình Thăng Long

Dù sống trong cảnh cơ cực, nhưng anh em trong gia đình luôn được ông, cha truyền thụ cho một tình cảm rất đặc biệt, đó là lòng yêu nghề qua câu nói “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Để không bị các chủ chành, chủ vựa “chẹt” giá thì ngoài chuyện “không mượn tiền trước”, gia đình ông còn phải cố gắng làm ra sản phẩm tốt, đẹp, tiện dụng… để chủ vựa chủ chành bán được thật nhiều, có lời nhiều thì họ mới quay lại mua tiếp hàng của mình.

Năm 2010, nhân sự kiện kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, nghệ nhân Lý Ngọc Bạch cùng người anh trai của mình là Anh hùng Lao động Lý Ngọc Minh đã dâng lên đại lễ 2 tác phẩm gốm sứ nạm vàng ròng mang tên Quốc bình Thăng Long của nghệ nhân Lý Ngọc Bạch và Chén ngọc Thăng Long cùng với chiếc Cúp Lạc Hồng người anh trai Lý Ngọc Minh sáng tạo ra. Hai tác phẩm này được đánh giá là có một không hai từ kiểu dáng, ý nghĩa và độ tinh xảo…

 

Ông Bạch kể: Tôi được 4 tuổi thì cha mất do làm việc quá sức. Vô lớp 1, tôi đã biết giúp làm những chuyện đơn giản trong lò như gỡ giấy bông chụp chén, cạo khu... Đến lớp 3 thì đã rành gần hết các khâu, chỉ có điều chưa đủ sức để làm. 12 tuổi, 4 giờ khuya đã dậy để ngồi vào bàn xoay, in chén, tiết trời mùa đông lạnh, ngồi in chén một mình, trẻ con lại hay sợ ma nên phải đem theo cái radio và cây đèn chong leo lét. Mỗi tối phải cắt giấy bông để sáng có in bông lên chén. Vào một buổi tối nọ, tôi đang ngồi cắt giấy bông bên chong đèn dầu, ngồi lâu mỏi chân nên tôi đã duỗi chân và vô tình trúng vào chong đèn dầu, rủi thay lúc đó mẹ tôi vừa đi đền, chong đèn đã cháy vào quần và làm chân mẹ tôi phỏng nặng phải nằm viện 3 tháng, tôi rất buồn và ân hận. Gia cảnh đơn chiết, tôi phải vào viện nuôi mẹ… nên đành phải nghỉ học khi vừa được lên lớp 4.

Thủy chung với nghề

Năm 1960, lần đầu tiên bót Tân Khánh bị tấn công, dân trong vùng rất sợ và hoang mang… bỏ chạy gần hết, có người không dám quay lại vì sợ súng đạn. Tạm yên tiếng súng, gia đình ông nhanh chóng quay về dựng lại lò sản xuất tiếp. Đến năm 1964, Tân Khánh tiếp tục bị tấn công lần thứ 2, gia đình ông Bạch phải tạm dời về Lái Thiêu ở nhờ và làm phụ ở lò Tân Hòa Phát khoảng 3 tháng. Khi thấy tình hình tạm yên, gia đình dọn về chỗ cũ sản xuất tiếp vì cái nghề này nó gắn liền với đất, không có đất không làm được nghề. Cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, nhà xưởng, của cải cháy hết không còn gì, anh em ông Bạch lại đến tuổi quân dịch. Tình thế gia đình khó khăn không kể xiết. Hai anh em tính toán “Nếu bị bắt đi lính thì không chỉ bỏ nghề mà còn tiếp sức kéo dài cuộc chiến tranh, đổ thêm máu. Chi bằng mua giấy tờ giả, trốn lính, anh em mình còn có cơ hội làm nghề và tránh xa chiến tranh”.

Tính xong, cả hai anh em cùng đồng lòng thực hiện. Ông Minh (Anh hùng Lao động Lý Ngọc Minh) có học thì lo chạy vòng ngoài giao thiệp nghiên cứu để nâng cao sản xuất, ông Bạch ít học ở nhà lo hết mọi chuyện từ đi chợ nấu cơm, giặt đồ cho đến sản xuất… Được 2 năm anh em đã xây được căn nhà khá lớn. Ông Minh và người bạn là Dương Văn Long thành lập Công ty Minh Long, nghiên cứu sản xuất hàng gốm sứ cao cấp. Ông Bạch vẫn giữ vai trò “tổng quản”, chuyên lo việc hậu cần, tổ chức sản xuất, nghiên cứu phát hiện những vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất thủ công lên bán công nghiệp.

Những năm đầu sau ngày đất nước giải phóng, nguyên liệu sản xuất thiếu thốn, nhưng không vì vậy mà mình xem nhẹ chất lượng. Với kinh nghiệm sẵn có cùng với quyết tâm khắc phục khó khăn, sản phẩm của gia đình ông Bạch tuy chưa phong phú về mẫu mã nhưng được thị trường đánh giá là có chất lượng và sang trọng.

Năm 1983, ông Bạch ra làm ăn riêng, mở cơ sở sản xuất gốm sứ mỹ nghệ Cường Phát, tổng công nhân lúc đầu khoảng 30 người, chuyên sản xuất tô, chén, dĩa hột xoài, bình trà… chủ yếu cung cấp và bán trong nước.

Năm 1986 với chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng, Nhà nước mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nước. Nhờ sự hỗ trợ, động viên của UBND tỉnh Bình Dương, các ban ngành, đoàn thể, địa phương, ông có cơ hội được ra nước ngoài xem triển lãm, học tập kinh nghiệm sản xuất từ Đài Loan, Trung Quốc và các nước lân cận. Đến năm 1990, Công ty TNHH Cường Phát chính thức tham dự hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại ở Đài Loan và tìm kiếm khách hàng quốc tế. Cũng từ triển lãm này, công ty được tiếp cận với công nghệ sản xuất mới, tiên tiến, hiệu quả hơn. Bằng nguồn vốn tích lũy và sự hỗ trợ của ngân hàng, công ty ông bắt đầu nhập nhiều máy móc thiết bị hiện đại, chuyển đổi mạnh từ sản xuất bán công nghiệp sang công nghiệp hóa hoàn toàn với dây chuyền công nghệ hiện đại, thông qua các thiết bị tiên tiến như: lò gas, máy in trục lăn, máy đùn chân không, máy ép đất, máy hút từ tính, hủ lô nghiền đất…

Những tác phẩm có một không hai

Người làm gốm luôn nằm lòng bài học: “Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ trí”. Tức là nguyên liệu đứng hàng thứ nhất, kế đến là kỹ thuật nung, thứ ba là tạo hình sản phẩm và cuối cùng là trang trí để sản phẩm thăng hoa.

Sau nhiều năm gắn bó với nghề, bằng sự giúp sức của máy móc công nghệ hiện đại, nghệ nhân Lý Ngọc Bạch luôn suy tư trăn trở với ý tưởng “Gia đình nhà họ Lý của mình đã khổ mấy đời nhưng vẫn một lòng thủy chung gắn bó với nghề. Được ông bà thương, tổ nghiệp phù hộ gia đình mới có được thành công như ngày hôm nay! Bằng tất cả lòng yêu nghề và kinh nghiệm tích lũy, phải tạo ra một sản phẩm thật khác biệt, ấn tượng, đầy đủ ý nghĩa để tạ ơn cuộc đời, tri ân tổ nghiệp”!

Sau thành công đó, nghệ nhân Lý Ngọc Bạch tiếp tục lao vào nghiên cứu và cho ra đời tác phẩm mới mang tên Đại ấm Lạc Hồng với hình ảnh tiêu biểu của 3 miền đất nước. Miền Bắc với hình ảnh chùa Một Cột, miền Trung với chùa Thiên Mụ, cầu Tràng Tiền và miền Nam là chợ Bến Thành. Chiếc ấm phình to, có hoa văn đồng tiền, tượng trưng cho tấm lòng bao la của người mẹ với thông điệp cầu cho mọi người, mọi nhà luôn no đủ, sung túc. Các hình ảnh đại diện cho 3 miền được bao quanh bởi mặt trống đồng là biểu tượng văn hóa của người Việt. Các biểu tượng trên được kết nối và đưa lên bởi một thân rồng và cánh phụng với ý nghĩa người Việt là con Lạc cháu Hồng ngàn năm văn hiến biết yêu thương, đùm bọc nhau trong cuộc sống.

Ông Bạch chia sẻ: “Ý tưởng là một chuyện nhưng đưa vào sản xuất là một vấn đề, bởi vì sự phân bố chất liệu trong tác phẩm dày mỏng không đồng đều. Khi đưa vào nung sẽ xảy ra hiện tượng chỗ nào mỏng thì bể, méo, biến dạng. Để tạo ra được tác phẩm để đời, bản thân tôi cũng phải chấp nhận thử thách mà những người bình thường khác khó thực hiện được là không được chán nản vì thất bại để làm đi làm lại cho đến lúc thành công”.

DUY CHÍ

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Nhận định, soi kèo Fulham vs Watford, 2h45 ngày 10/1: Thời thế thay đổi
下一篇:Bảng xếp hạng V