Hôm nay (29-3),ămthựchiệnQuyếtđịnhsốđội hình olympique lyonnais gặp lorient Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 221-QĐ/TW của Ban Bí thư (khóa X) về Quy chế phối hợp giữa Ban Tuyên giáo các cấp với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân. Qua 10 năm thực hiện quyết định, Bình Dương đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để tiếp tục đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi thân mật với người dân trong buổi đối thoại tại TX.Thuận An. Ảnh: HỒ VĂN
Chủ động triển khai
Thực hiện Quyết định số 221 và Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và UBND tỉnh ký kết Chương trình phối hợp số 02-CT/BTG-UBND ngày 29-7-2010 về việc triển khai kế hoạch phát triển KT-XH và giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân. Trên cơ sở nội dung quy chế phối hợp, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã cùng với UBND tỉnh tổ chức triển khai quán triệt Quyết định số 221 và Chương trình phối hợp số 02 đến các cấp, các ngành. Cùng với đó, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, trong đó, yêu cầu các cơ quan chuyên môn chủ động cung cấp cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy những thông tin liên quan đến công tác tuyên truyền phục vụ các dự án, đề án, nhiệm vụ trên các lĩnh vực như: Đất đai, nhà ở, điều chỉnh địa giới hành chính, công trình trọng điểm có ảnh hưởng đến đời sống, môi trường, di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo…
Theo đánh giá, trong 10 năm qua, Ban Tuyên giáo và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp đã chủ động bám sát chương trình, kế hoạch công tác của cấp ủy, HĐND, UBND, tập trung thực hiện tốt nội dung phối hợp, tham mưu kịp thời, xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH, đề xuất các giải pháp tuyên truyền hiệu quả trong công tác phối hợp giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh trong nhân dân. Nhờ đó, kết quả đạt được là rất quan trọng, nhất là trong công tác phối hợp, chỉ đạo hướng dẫn tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển KT-XH, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ động phối hợp với UBND tỉnh tổ chức các hội nghị cung cấp thông tin thời sự, thông tin về tình hình KT-XH, đề án xây dựng thành phố thông minh Bình Dương cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ lãnh đạo của tỉnh đã nghỉ hưu qua các thời kỳ. Các cuộc hội nghị giao ban an ninh tư tưởng định kỳ hàng tháng, giao ban báo chí định kỳ hàng quý, đều có đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh đến dự và cung cấp thông tin về các vấn đề báo chí phản ánh, được dư luận quan tâm. Nhiều nội dung phối hợp đã được triển khai thực hiện khá tốt như: Công tác cung cấp thông tin về tình hình phát triển KT-XH, các dự án, đề án phát triển kinh tế, nhất là đối với các dự án phải triển khai giải phóng mặt bằng, thu hồi đất; công tác triển khai Đề án xây dựng thành phố thông minh; công tác phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới…
Một điểm nổi bật là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chủ động phối hợp tốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh, kịp thời chuyển tải những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước lồng ghép với tuyên truyền kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển KT-XH đến cán bộ, công chức và nhân dân thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong tỉnh. Định kỳ hàng tuần, hàng tháng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phản ánh tình hình dư luận xã hội trên cơ sở thu thập, phân tích, tổng hợp từ các báo cáo của các cộng tác viên dư luận xã hội, các buổi tiếp xúc cử tri, các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với người dân và doanh nghiệp...
Những bài học kinh nghiệm
Qua triển khai thực hiện Quyết định 221 đã góp phần triển khai kếhoạch phát triển KT-XH đạt hiệu quả, các vấn đềbức xúc của nhân dân được quan tâm giải quyết kịp thời. Từ đó, đã hạn chế để xảy ra các vấn đề bức xúc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2018, Tỉnh ủy đã ban hành Quy chế số 10-QC/TU về việc đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh. Qua triển khai thực hiện quy chế, các cấp chính quyền đã kịp thời tổ chức đối thoại, giải quyết những đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và nhận được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân đối với các chủ trương phát triển KT-XH.
Qua 10 năm triển khai thực hiện Quyết định số 221 cho thấy, sự lãnh đạo của cấp ủy có vai trò quyết định trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai chương trình phối hợp. Nơi nào cấp ủy Đảng nhận thức đúng và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, nơi đó chương trình phối hợp được triển khai hiệu quả. Một bài học kinh nghiệm khác cũng được rút ra đó là các nội dung phối hợp phải thiết thực, phù hợp với thực tiễn, thường xuyên tìm tòi, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp phối hợp phù hợp với từng địa phương, đơn vị với các giải pháp trọng tâm, trọng điểm mới có hiệu quả, tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, giải quyết các vấn đề người dân quan tâm.
Trong thực tế 10 năm triển khai thực hiện Quyết định số 221-QĐ/TW, Bình Dương đã phát hiện và ngăn chặn những vấn đề bức xúc mới nảy sinh ở địa phương; xử lý nghiêm các các vi phạm của tập thể và cá nhân trong việc để tồn tại gây bức xúc kéo dài trong nhân dân. Kết quả này là nhờ sự đồng tâm hiệp lực trong việc huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền ở những thời điểm và đối với từng vụ việc phức tạp, nhạy cảm. Trong đó, vai trò tham mưu của bộ phận chuyên môn và sự sâu sát của lãnh đạo phụ trách chương trình phối hợp quyết định lớn đến nội dung và hiệu quả triển khai thực hiện công tác phối hợp.
Đẩy mạnh công tác phối hợp
Để tiếp tục phát huy tính hiệu quả trong việc thực hiện quy chế phối hợp, Tỉnh ủy yêu cầu bổ sung chương trình phối hợp giữa Ban Tuyên giáo các cấp với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc triển khai kế hoạch phát triển KT-XH, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân cho phù hợp với kết luận, chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và tình hình của địa phương trong thời gian tới. Trong đó, xác định rõ từng nội dung cụ thể để công tác tổ chức thực hiện đi vào chiều sâu, thực chất nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Trong thời gian tới sẽ tăng cường công tác trao đổi, cung cấp thông tin, phối hợp giữa Ban Tuyên giáo các cấp với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong công tác định hướng tư tưởng và chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền, nắm bắt dư luận xã hội đối với việc triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Một trong những giải pháp Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới là tăng cường công tác đối thoại để nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội và những bức xúc của nhân dân; nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội cấp tỉnh, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp, lực lượng cốt cán của Mặt trận và các đoàn thể trong công tác nắm bắt dư luận xã hội, tâm tư, tình cảm của nhân dân; tiếp tục chỉ đạo Ban Tuyên giáo các cấp với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp duy trì và nâng cao hiệu quả việc phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh gắn với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí - xuất bản.
Từ năm 2010 đến nay, thông qua các cuộc điều tra dư luận xã hội định kỳ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ động đưa các vấn đề liên quan đến kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước, của tỉnh vào nội dung khảo sát. Tính đến hết năm 2018, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức được 10 cuộc điều tra dư luận xã hội định kỳ và 2 cuộc điều tra dư luận xã hội chuyên đề cùng 7 đợt phát phiếu và phân tích điều tra dư luận xã hội chuyên đề của Trung ương trên địa bàn tỉnh. Từ đó, kịp thời chỉ đạo, cung cấp thông tin định hướng dư luận xã hội tích cực, nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái...