Nhìn các đại lý bán lẻ rầm rộ chạy các chương trình đặt hàng iPhone 7,ậnhẩmhiucủanhiềusmartphonebomtấntạiViệkết quả trực tiếp giải ngoại hạng anh 7 Plus kèm hoạt động quảng cáo, hẳn nhiều nhà sản xuất di động tại Việt Nam không khỏi chạnh lòng.
Apple không có đại diện chính thức tại Việt Nam. Mọi hoạt động bán hàng, quảng bá sản phẩm của họ đều do nhà bán lẻ (kiêm nhà phân phối) trong nước đảm nhiệm. Tuy nhiên, hiệu quả bán hàng thực sự vượt xa các nhà sản xuất còn lại bởi sức hút của bản thân sản phẩm.
Theo số liệu công bố bởi hàng loạt nhà bán lẻ lớn như Thế Giới Di Động, FPT Shop hay Viễn Thông A, mỗi nơi đều nhận cả nghìn lượt đặt trước sản phẩm.
Lượng đặt trước iPhone 7, 7 Plus tại một số hệ thống bán lẻ lớn trong nước tính đến ngày 8/11. Đồ họa: Duy Tín. |
Nhìn ra thị trường, chỉ có dòng Galaxy cao cấp của Samsung có khả năng mang đến những hiệu ứng tương đương. Tuy nhiên, sản phẩm khả dĩ nhất cạnh tranh với iPhone là Galaxy Note 7 lại gặp sự cố thu hồi chỉ sau khoảng một tháng lên kệ tại Việt Nam, kéo theo khá nhiều hệ lụy cho nhà sản xuất. Rất may, Samsung còn có bộ đôi Galaxy S7 và S7 edge.
Nhìn rộng ra, không chỉ có Note 7 mà nhiều di động cao cấp khác cũng chịu số phận hẩm hiu tại thị trường Việt Nam, theo những cách khác nhau.
LG G5 - smartphone được xem là sáng tạo bậc nhất dịp đầu năm với camera kép, thiết kế module - thậm chí còn không được bán tại Việt Nam do hãng sản xuất đang trong giai đoạn tái cơ cấu về mặt tổ chức.
Tuy nhiên ngay cả khi có về nước, tương lai của nó có vẻ cũng không sáng sủa. Bằng chứng là ở thị trường xách tay, cái tên LG G5 gần như không tồn tại, ngay cả khi máy có giá bán tốt. Một chiếc LG G5 qua sử dụng hiện có giá bán khoảng 7 triệu đồng, thấp nhất trong số các model đầu bảng năm 2016.
Với HTC 10, mọi chuyện không khá khẩm hơn. Smartphone này được đánh giá cao với thiết kế nam tính, cấu hình mạnh và camera chất lượng. Tuy nhiên, những đánh giá này không có ý nghĩa nhiều khi doanh số sản phẩm khá lẹt đẹt.