您的当前位置:首页 >World Cup >Tài chính – Ngân hàng: Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao?_liverpool tin tuc 正文

Tài chính – Ngân hàng: Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao?_liverpool tin tuc

时间:2025-01-13 03:48:47 来源:网络整理编辑:World Cup

核心提示

Tin thể thao 24H Tài chính – Ngân hàng: Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao?_liverpool tin tuc

Thiếu hụt do đâu?àichính–NgânhàngThiếuhụtnguồnnhânlựcchấtlượliverpool tin tuc

Trong nền kinh tế đầy biến động hiện nay, nhiều bạn sinh viên vẫn chọn theo học ngành Tài chính - Ngân hàng nhưng vẫn còn băn khoăn khá nhiều về tương lai cũng như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Tình trạng “cung vượt cầu” được thể hiện rõ rệt, trong đó, cung là lượng thí sinh ồ ạt thi vào, cầu là nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Trong khi số lượng đầu vào luôn “chật chội” thì ngược lại nhu cầu của các tổ chức tín dụng lại khá ít. Theo số liệu thống kê và khảo sát của Viện Nhân lực Ngân hàng - Tài chính năm 2016 cho thấy lượng sinh viên theo học Tài chính - Ngân hàng tốt nghiệp luôn tăng cao qua từng năm: năm 2012 khoảng 29.000 người, năm 2013 khoảng 32.000 người và năm 2016 khoảng 61.000 người. Tuy vậy, nhu cầu tuyển dụng chỉ vào khoảng 50% số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm.

Tâm lý chạy theo số đông nên chất lượng cũng chưa được đảm bảo, nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường và bắt đầu đi làm còn khá bỡ ngỡ, thường chỉ học lý thuyết trên sách vở mà quên đi việc phải cọ xát thực tế, thiếu quá nhiều kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kĩ năng mềm. Vì thế nên nhiều ngân hàng sau khi tuyển dụng vẫn phải đào tạo lại, rất mất thời gian. Điều này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc “vừa thừa vừa thiếu” lao động trong ngành Tài chính - Ngân hàng, thừa số lượng và thiếu về chất lượng.

Theo thống kê của chuyên trang Thông tin tuyển sinh năm 2017, trên cả nước có khoảng gần 100 trường Đại học, Cao đẳng tuyển sinh nhóm ngành Tài chính - Ngân hàng. Với số lượng lớn cơ sở như vậy đã gây ra một số bất cập nhất định trong quá trình đào tạo, có những trường không có thế mạnh trong việc đào tạo khối ngành này nhưng vẫn mở rộng giảng dạy. Chương trình đào tạo chỉ mang tính chất hình thức, không chú trọng chất lượng đầu ra.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế và các tổ chức về nhu cầu tuyển dụng việc làm - đào tạo mới nhân lực thì nhu cầu ngành tài chính giai đoạn 2016 - 2020 là trên 1,6 triệu người và nguồn nhân lực ngành ngân hàng là khoảng 300.000 người đến năm 2020.