Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo Đại hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Sáng 4/12,ủtướngCơđồđấtnướcmãithuộcvềcộngđồngcácdântộcViệmu vs mc hôm nay Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ 2 năm 2020 chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau, phát huy nội lực cùng phát triển với đất nước.”
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại Đại hội.
Khởi sắc các vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Bày tỏ vui mừng khi tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ 2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, một biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết các dân tộc, như “54 cánh sen tạo nên một bông sen Việt Nam” rực rỡ, ngát hương.
Thủ tướng nhấn mạnh: Nhìn lại chặng đường 10 năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhưng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Sự phát triển của quốc gia đến từ thành công của các địa phương.
Bên cạnh các địa phương phát triển luôn duy trì sức tăng trưởng cao, Thủ tướng cho rằng, các tỉnh khó khăn - nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều tỉnh miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn luôn nỗ lực để đạt tăng trưởng khá, với ý chí, quyết tâm không để địa phương mình bị bỏ lại phía sau, để nhân dân các dân tộc ngày càng có cuộc sống ấm no, tốt đẹp hơn.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện hỗ trợ về giáo dục, y tế, phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, chiếm 71,4% tổng chi cho các nhiệm vụ này của cả nước, chiếm 80% tổng chi giảm nghèo của vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được ưu tiên bố trí thực hiện cho địa bàn dân tộc, miền núi, chiếm 70% tổng vốn Chương trình qua các giai đoạn. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội chiếm 52,5% tổng dư nợ cả nước trên địa bàn miền núi, dân tộc.
“Với những quyết tâm và nguồn lực tập trung đầu tư mạnh mẽ như vậy, chúng ta vui mừng nhận thấy: Đến nay, 100% các xã đã có đường ôtô đến trung tâm; 99% trung tâm xã và 80% thôn có điện; 65% xã có hệ thống thuỷ lợi nhỏ đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống; 80% thôn có đường cho xe cơ giới; trên 50% xã có trạm y tế đạt chuẩn, 100% đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo có bảo hiểm y tế miễn phí,” Thủ tướng cho biết.
Bên cạnh đó, các giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm bảo tồn, phát huy, không chỉ trở thành một tài sản tinh thần cho thế hệ sau mà còn là tài nguyên mới cho sự phát triển, nhất là du lịch. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng đạt nhiều kết quả tích cực. Hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng ở các vùng đồng bào dân tộc thêm đoàn kết, thống nhất, vững mạnh hơn. Niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước được củng cố, tăng cường. Theo đánh giá của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhìn một cách tổng quát, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số chưa bao giờ được khởi sắc như ngày nay.
Bên cạnh các chính sách mà Đảng, Nhà nước đã chăm lo cho đồng bào các dân tộc, đồng bào các dân tộc đã góp phần rất to lớn vào những thành quả phát triển của đất nước xuyên suốt chiều dài lịch sử. Thủ tướng nhấn mạnh: Chỉ chiếm chưa đến 15% dân số, nhưng đồng bào các dân tộc đã, đang góp phần to lớn vào tiến trình phát triển của đất nước. Trong kháng chiến, nhiều chiến công oanh liệt, nhiều tên tuổi của những anh hùng vẫn sống mãi với thời gian. Trong hòa bình, Đảng, Nhà nước đã có nhiều hình thức vinh danh những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo Thủ tướng Chính phủ, đó là những đại diện tiêu biểu nhưng vẫn chưa đủ để đánh giá hết những đóng góp xuất sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số cho sự phát triển của bản làng, quê hương, đất nước. Đây không phải là thành quả riêng lẻ của từng dân tộc mà là sự kết tụ, giao hòa, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn máu thịt giữa các dân tộc anh em.
Bày tỏ sự xúc động khi dự Đại hội lần này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng bày tỏ sự ghi nhận, trân trọng, biểu dương, đánh giá cao đồng bào các dân tộc thiểu số cả nước đã đóng góp công sức xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong những năm qua.
Song song với những thành tựu to lớn, Thủ tướng cũng nêu rõ còn nhiều hạn chế trong thực hiện công tác dân tộc. Theo đó, Nhà nước đã đầu tư đáng kể vào kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, trong khi ở nhiều nơi, các dự án đầu tư vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội mong muốn. Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách đổi với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung chuyển biến chậm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo Đại hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
So với sự phát triển của cả nước và ở từng địa phương, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, nguy cơ tái nghèo còn cao, khoảng cách thu nhập so với cả nước ngày càng giãn cách. Kỹ năng lao động của người dân tộc thiểu số còn thấp, khiến cho cơ hội việc làm hạn chế, thu nhập chậm được cải thiện.
Hiện tượng di cư tự do, vấn nạn tàng trữ, buôn bán, sử dụng chất ma túy ở một số thôn bản còn diễn ra phức tạp; tình hình an ninh trật tự ở các tuyến biên giới, cửa khẩu có nhiều thách thức; bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, trong khi nhiều hủ tục lạc hậu chậm được khắc phục, nhất là vấn nạn tảo hôn, tình trạng hôn nhân cận huyết làm suy kiệt nòi giống.
Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc
Khẳng định cộng đồng các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời và là máu thịt của dân tộc Việt Nam, “no đói có nhau, sướng khổ cùng nhau”; đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là đầu tư phát triển bền vững đất nước, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội; là yếu tố có tính nền tảng để đảm bảo đại đoàn kết toàn dân tộc, Thủ tướng đề nghị các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến cơ sở cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung trong thời gian tới.
Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền từ Trung ương đến các địa phương, cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có trách nhiệm tiếp tục phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; nỗ lực cao nhất để giải quyết căn bản những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, thực hiện phương châm hành động “không để ai bị bỏ lại phía sau.”
Thủ tướng đề nghị các cấp, ngành liên quan tiếp tục đổi mới tư duy, hành động quyết liệt, với quyết tâm chính trị cao nhất, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 88/2019/QH14 và Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội khóa 14 và Quyết định số 1409/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 120 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Chính quyền các địa phương cần phát huy tính năng động, sáng tạo, trên cơ sở các tiềm năng, lợi thế của địa phương, tập trung nỗ lực và nguồn lực để sớm cụ thể hóa tinh thần các kết luận của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững, tránh tái nghèo.
Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cần tập trung khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với mặt bằng chung cả nước; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, gần dân hơn, hiểu dân hơn, trọng dân hơn và hết mực phụng sự dân; tăng cường giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia.
Bên cạnh việc nỗ lực thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng nhấn mạnh: “Tôi mong muốn đồng bào dân tộc thiểu số dù khó khăn, vất vả đến đâu cũng phải ưu tiên thời gian và tiền của, tạo mọi điều kiện để cho con em chúng ta được đến trường, được vui chơi, được học hành đến nơi, đến chốn. Chỉ có giáo dục mới là con đường duy nhất đưa bản làng, quê hương, đất nước chúng ta phát triển giàu mạnh. Trong tương lai, ngày mai tươi sáng phụ thuộc vào những gì chúng ta chuẩn bị trong ngày hôm nay. Chúng ta hãy cùng vun đắp khát vọng vượt khó vươn lên, phấn đấu làm giàu chính đáng, ngay trên mảnh đất quê hương.”
Các đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ 2. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Cùng với đó, Thủ tướng cho rằng, việc xây dựng, vun đắp để tinh thần đại đoàn kết các dân tộc mãi trường tồn chính là thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng phải đoàn kết hơn nữa.”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Kỳ vọng gần 1.600 đại biểu ưu tú của 54 dân tộc anh em hội tụ về Đại hội lần này sẽ lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc lên tầm cao mới; truyền cảm hứng, kết nối đồng bào các dân tộc thiểu số cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đồng lòng chung sức, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phát triển cường thịnh, hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu. “Cơ đồ đất nước, vinh quang Tổ quốc đời đời thuộc về cộng đồng các dân tộc Việt Nam ta,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Ủy ban Dân tộc vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất vì những thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tại Đại hội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Ủy ban Dân tộc./.
Theo TTXVN
(责任编辑:La liga)
Thế giới 24h: Phát hiện vật thể bí ẩn gần đảo Reunion
Việt Nam tăng cường biện pháp thu thuế bán hàng online
[LMHT] GAM đánh bại Team WE, SKT vẫn ngự trị trên đỉnh BXH
Vụ nổ súng tại trụ sở YouTube khiến các câu hỏi quản lý cộng đồng đã khó càng khó hơn
Party chief presents Hồ Chí Minh Order to former Politburo member
MoMo lọt top 100 công ty Fintech thế giới về đổi mới
Nhân viên Chính phủ Crimea bị phạt vì đào tiền bitcoin tại nơi làm việc
CEO Elon Musk được nhận khoản tiền thưởng 'khổng lồ'
Đi nghỉ dưỡng cùng một nơi, Văn Lâm và hot girl phòng gym khoe body 'nghẹt thở'
08 cách đơn giản thu hút người xem live stream trên 360Live 360mobi
NSND Thu Hà cười phớ lớ sau khi tát Hồng Đăng ngã xuống giường
3 điều cần biết khi sử dụng Galaxy S8 như một chiếc máy tính