Khi ô tô thay đổi theo thời gian,átminhlàmthayđổingànhôtôvànhữngcâuchuyệnthúvịđằkết quả bóng đá ngoài hạng anh những phát minh và luật lệ về ô tô mà chúng ta hiện coi là hiển nhiên cũng thay đổi theo. Dưới đây là 4 phát minh trong ngành ô tô đã thay đổi cách lái xe theo hướng tích cực hơn, cùng những câu chuyện lịch sử đằng sau chúng.
1. Gương chiếu hậu
Vào đầu thế kỷ 20, ô tô hầu như không có tính năng an toàn nào. Một kỹ sư điện đến từ Missouri (Mỹ) có tên là Elmer Berger đã được công nhận là người phát minh ra gương chiếu hậu và ông đã được cấp bằng sáng chế và sản xuất gương chiếu hậu vào năm 1921. Nhưng trên thực tế, gương chiếu hậu đã tồn tại dưới dạng tạm thời trong hơn một thập kỷ trước.
Gương chiếu hậu đầu tiên được sử dụng bởi tay đua Ray Harroun. Thay vì nhờ người ngồi ở ghế hành khách để quan sát phía sau, cảnh báo an toàn, Harroun đã sử dụng gương chiếu hậu để quan sát. Cách làm này khiến xe nhẹ hơn rất nhiều và góp phần lớn vào chiến thắng Ray Harroun đạt được tại giải Indianapolis 500 năm 1911.
2. Dây an toàn
Dây an toàn được cho là phát minh sáng tạo, đã cứu sống hàng triệu người kể từ khi chúng trở thành trang bị hợp pháp vào năm 1983. Nhưng ban đầu, không phải lúc nào mọi người cũng chấp nhận và phải mất thời gian để đưa việc bắt buộc thắt dây an toàn vào luật.
Ngay từ những năm 1930, mọi người đã sử dụng dây an toàn dạng đai bụng và sau đó là dây an toàn hai điểm để giữ an toàn cho bản thân khi lái xe.
Đến năm 1959, Volvo đã giới thiệu dây an toàn 3 điểm (dây an toàn mà chúng ta biết ngày nay) ở ghế lái phía trước của các mẫu xe Amazon và PV 544 theo tiêu chuẩn tại Thụy Điển và các thị trường Bắc Âu. Mãi đến năm 1967, hãng xe này mới thêm chúng vào hàng ghế sau.
Cùng năm đó, những chiếc xe mới ở Anh được yêu cầu phải có trang bị dây an toàn ba điểm ở ghế trước. Vào năm 1968, dây đai an toàn ba điểm là một trong các tính năng an toàn chính bắt buộc phải có trên ô tô tại Mỹ.
Đến năm 1987, tất cả xe ô tô mới tại Anh đều phải lắp dây an toàn ở hàng ghế sau và hầu hết các nhà sản xuất xe ô tô đồng loạt đều đã trang bị dây an toàn này theo tiêu chuẩn.
Ngày nay, hầu hết mọi người ngồi trên ô tô đều phải tuân thủ việc thắt dây an toàn. Dây an toàn được cho là có khả năng giảm nguy cơ tử vong tới 50%.
3. Cấm lái xe khi say rượu và áp dụng máy đo nồng độ cồn
Vào năm 1872, việc say rượu khi đang cưỡi ngựa, xe ngựa và máy hơi nước đã trở thành một hành vi phạm tội. Nếu bị bắt, người vi phạm sẽ bị phạt hành chính khá nặng hoặc có thể bị phạt tù một tháng kèm lao động khổ sai.
Sau đó, vào năm 1925, Đạo luật Tư pháp Hình sự của Anh đã ban hành luật hiện đại đầu tiên về lái xe khi say rượu. việc say rượu khi điều khiển bất kỳ phương tiện cơ giới nào trên đường cao tốc hoặc nơi công cộng sẽ khiến bạn bị phạt 50 bảng Anh (1,62 triệu đồng) hoặc án tù lên đến bốn tháng.
Đạo luật Giao thông Đường bộ Anh năm 1967 là lần đầu tiên giới hạn nồng độ cồn trong máu hợp pháp tối đa được thiết lập với quy định ngưỡng 80mg cồn trên 100mg máu và vẫn được giữ nguyên kể từ đó ở Anh và xứ Wales.
Máy đo nồng độ cồn cũng đã được đưa vào sử dụng. Thế nhưng, các phiên tòa xét xử vẫn dựa vào các xét nghiệm chủ quan và quan sát của cảnh sát.
Cuối cùng, vào năm 1983, máy đo nồng độ cồn Lion Intoximeter 3000 đã được đưa vào sử dụng với chính xác và đáng tin cậy hơn nhiều so với máy đo nồng độ cồn cầm tay mà cảnh sát vẫn sử dụng ven đường cho đến thời điểm đó.
4. Cần gạt nước kính chắn gió
Người phát minh ra cần gạt nước trên kính chắn gió ô tô là Mary Anderson đến từ Birmingham, Alabama (Mỹ), một người phụ nữ không phải là tài xế nhưng ý tưởng của bà đã thay đổi lịch sử ngành ô tô.
Năm 1902, khi đang đi qua thành phố New York đầy tuyết thì bà Mary Anderson nhận thấy tài xế xe điện của mình liên tục phải ra ngoài để dọn tuyết trên kính chắn gió. Điều đó đã khiến Anderson tự hỏi liệu có thể có lưỡi gạt tuyết nào đó để tài xế không phải dừng xe và ra ngoài liên tục hay không.
Mary Anderson nảy ra ý tưởng về việc trang bị cần gạt nước trước kính chắn gió. Bà đã được cấp bằng sáng chế cho bản phác thảo và mô tả của mình vào năm 1903. Sau đó, bà thuyết phục các nhà sản xuất sản xuất cần gạt nhưng không thành công.
Năm 1922, Cadillac bắt đầu sản xuất cần gạt nước kính chắn gió thành thiết bị tiêu chuẩn, nhưng bằng sáng chế của Anderson đã hết hạn và bà chưa bao giờ thu được tiền từ phát minh của mình.
Gần một thế kỷ sau, vào năm 2011, Anderson cuối cùng đã được ghi danh vào Đại sảnh Danh vọng Nhà phát minh vì đã giúp mọi người lái xe an toàn hơn.
Theo Dailymail
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
(责任编辑:Thể thao)