30 tỷ đồng để mở rộng
Trao đổi tại Hội nghị mở rộng phạm vi phủ sóng dịch vụ DVB-T2 khu vực Bắc Trung Bộ diễn ra tại Hà Nội ngày 5/7,ôngtyCPTruyềndẫnphátsóngTruyềnhìnhĐBSHxinmởrộngphủsóngratỉnhBắcTrungBộtỷ số tỷ lệ cá cược ông Trần Thanh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc RTB cho hay, RTB đang phủ sóng truyền hình số mặt đất trên toàn bộ khu vực đồng bằng sông Hồng, phạm vi 14 tỉnh thành gồm Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình với 70 - 80% diện tích. Trong đó tại các khu vực tập trung đông dân cư nhất đã phủ sóng toàn bộ.
Để đáp ứng sự phát triển, cung cấp dịch vụ truyền hình số DVB-T2 tới người dùng các địa phương, RTB xin mở rộng phạm vi cấp phép phủ sóng ra 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, tăng số lượng các tỉnh thành phủ sóng lên con số 20.
Cụ thể, khu vực 6 tỉnh Bắc Trung Bộ gồm có Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đây là những địa phương có địa hình cả vùng đồng bằng, vùng ven biển và trung du miền núi, địa hình chủ yếu là hẹp, dốc…, diện tích đồi núi chiếm phần lớn diện tích toàn khu vực, có rất nhiều dãy núi cao từ 1000 – 1500m.
Ví dụ về hiện trạng phát hình analog tại Thanh Hóa, hiện tỉnh này sử dụng 52 trạm phát lại sóng truyền hình analog, máy phát analog trạm chính Đài PTTH Thanh Hóa 5Kw; tại Nghệ An, máy phát analog trạm chính Đài PTTH Nghệ An là 10Kw, cột anten cao 100m, tại các huyện miền núi có 38 máy phát hình công suất nhỏ từ 300-500W, có 15 trạm phát lại truyền hình analog do đài PTTH tỉnh quản lý.
Quảng Bình có 1 trạm phát analog công suất lớn tại Đài PTTH tỉnh với công suất 5Kw, có 8 đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện với 8 trạm phát lại truyền hình analog…
Trong khi đó, theo báo cáo của một số tỉnh tại Hội nghị tổng kết công tác PTTH năm 2016, do đặc điểm địa hình đồi núi nhiều nhưng dù đã đầu tư rất nhiều trạm phát lại nhưng nhiều vùng hiện không có sóng.
Ông Trần Thanh Tuấn nhấn mạnh, việc mở rộng phạm vi cấp phép phủ sóng 6 tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ đáp ứng được lộ trình tắt sóng từ ngày 31/12/2018, RTB có hệ thống xử lý tín hiệu với năng lực điều chế tín hiệu DVB-T2.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của RTB có kinh nghiệm thiết kế, xây dựng hạ tầng truyền dẫn DVB-T2 tại 14 tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Về phương án đầu tư, theo đại diện RTB, với tần số cấp mới theo quy hoạch và trung tâm xử lý tín hiệu hiện tại có thể đáp ứng điều chế các kênh chương trình cho tần số cấp mới, RTB tập trung đầu tư mới kết hợp nâng cấp sử dụng lại hạ tầng tại các trạm phát của các Đài PTTH khu vực Bắc Trung Bộ, tối ưu hóa các chi phí lực hiện, nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, tránh lãng phí tài sản của Nhà nước.
Tại hội nghị, RTB cũng trình phương án thiết lập mạng với việc lựa chọn công nghệ mạng truyền hình số DVB-T2 đa tần (MFN), sử dụng 2 kênh tần số để thiết kế quy hoạch mạng lưới, thiết kế 5 trạm phát sóng chính công suất lớn. Cùng đó, thu tập trung các nguồn tín hiệu chương trình và xử lý tại Trung tâm xử lý tín hiệu (Hà Nội), có thể kết hợp ghép các kênh chương trình địa phương ngay tại trạm phát sóng.
“Công ty đã tính toán tổng chi phí dự toán đầu tư khoảng 30 tỷ đồng”, ông Trần Thanh Tuấn nói.