Lê Nguyễn Quốc Vinh mệt mỏi sau ca chạy thận. Con ăn tạm chiếc bánh bao và uống hộp sữa do một nhà hảo tâm tặng từ buổi sáng,èobánnhàvẫnkhôngđủcứuconbịbệnhthậnbẩclub america nữ rồi nằm thừ trên chiếc ghế sắt ngoài hành lang bệnh viện. Cậu bé chưa từng than thở, nhưng anh Lâm, cha của con đã quá hiểu nên cũng im lặng ngồi chờ. Quãng đường từ Bệnh viện Nhi đồng 2 về phòng trọ tận dưới thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang dài khoảng 80km, anh chạy xe máy hết khoảng 1,5 đến 2 giờ. Vì vậy, anh muốn con trai được nghỉ ngơi, trước khi đội nắng nóng như thiêu đốt để về nhà. Quốc Vinh là con trai đầu lòng của vợ chồng anh Lâm, bị suy thận mãn giai đoạn cuối, phải chạy thận định kỳ để kéo dài tính mạng. Kể về hành trình chiến đấu với bệnh tật gian nan và dai dẳng của con trai, anh không giấu được nỗi buồn, bất lực, lại xen lẫn cả sự xấu hổ vì không đủ khả năng chăm lo cho con. Quốc Vinh được chẩn đoán bị thận ứ nước từ khi mới là bào thai 6 tháng tuổi, nằm trong bụng mẹ. Từ đó đến tận khi con được 2 tuổi, trải qua ca phẫu thuật trào ngược bàng quang niệu quản tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh tình của con mới tạm ổn định. Dù đã chuẩn bị tâm lý bệnh của con trai có thể tái phát, nhưng sau nhiều năm đi khám, sức khỏe của Quốc Vinh vẫn được duy trì khiến vợ chồng anh Lâm âm thầm hi vọng. Đáng tiếc, mùa hè năm 2019, khi con vừa học hết lớp 5, trong một đợt tái khám, bác sĩ phát hiện bệnh của con đã tiến triển sang suy thận mãn giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo. “Lúc đó, cả nhà chúng tôi suy sụp lắm. Người ta nói càng hi vọng nhiều thì nỗi buồn càng nhiều. Nhưng con mình đã không may vậy rồi, biết làm sao được”, anh Lâm trải lòng. Để thuận tiện cho con trai chạy thận tại Bệnh viện Nhi đồng 2, vợ chồng anh Lâm chuyển lên TP.HCM, mướn trọ để tiếp tục làm nghề sửa xe, rồi tranh thủ đưa con vào bệnh viện. Cuộc sống ở thành phố chắt bóp vẫn chật vật, không đủ để trang trải, chữa bệnh cho con, lúc này, chị Uyên, vợ anh lại lỡ kế hoạch, mang bầu lần thứ 3. Nghĩ rằng đứa nào cũng là con, nếu bỏ cái thai thì tội nghiệp đứa nhỏ, chị đành về quê phụ mẹ già buôn bán vài thứ lặt vặt đặng san sẻ gánh nặng kinh tế cho chồng. Họ chẳng ngờ lần này lại là thai đôi. Ngày đón 2 con út, anh Lâm bần thần, lo lắng cho cuộc sống cả gia đình những ngày tháng tới, nhất là đứa con bệnh tật hiểm nghèo khốn khổ. Anh Lâm giãi bày: “Hai đứa nhỏ khát sữa khóc ngặt, tiền tôi đi làm mướn đành phải dùng hầu hết cho 2 con. Bé Vinh cũng không còn được chăm sóc tỉ mỉ như trước nữa, nhiều lúc đau xót, thương con vô cùng”. Năm ngoái, khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, anh Lâm thất nghiệp, buộc phải trả phòng trọ, đưa con về lại Mỹ Tho. Từ đó đến nay, những ngày Vinh chạy thận, con phải dậy từ hơn 4 giờ sáng, 2 cha con chạy xe máy khoảng 2 giờ mới lên đến bệnh viện. Ngày nào cậu bé cũng mệt thừ người. Ấy vậy nhưng cậu bé tội nghiệp chưa từng than vãn với cha mẹ một lời. Con cứ trầm lặng, chịu đựng bệnh tật đày đọa. Đỉnh điểm năm ngoái, trong một lần sức khỏe kiệt quệ, Vinh bị sốc nhiễm trùng, toàn thân bong tróc như rắn lột da, phải nằm trong phòng cách ly. Người cha nhìn con qua khe cửa, đau xe ruột gan. Nhiều năm trước, vợ chồng anh Lâm đã phải bán căn nhà cấp 4 được 200 triệu đồng để có tiền chữa bệnh cho Quốc Vinh. Nhưng căn bệnh hiểm nghèo dai dẳng khiến gia đình ngày càng kiệt quệ. Mấy năm nay, dịch bệnh khiến người lao động vốn đã khó khăn, lại thêm giá cả leo thang, anh Lâm cật lực làm việc cũng chẳng lo xuể chi phí cho cả gia đình. Tiền vay nợ ngày càng chồng chất. “Tôi cũng từng mong mỏi có thể hiến thận để ghép cho con, nhưng chi phí hàng trăm triệu đồng, chẳng có cách nào lo xuể. Giờ đây, tôi chỉ cầu mong con được giúp đỡ để có tiền điều trị bệnh suy thận”, anh Lâm nghẹn ngào nói. Khánh Hòa
|