Chiều 15-10,ếmạcHộinghịlầnthứBanChấphànhTWĐảkq vallecanoHội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã hoàn thành toàn bộnội dung chương trình đề ra sau 15 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc.
Các Ủy viênTrung ương và các đại biểu tham dự Hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệmcao, phát huy dân chủ, trí tuệ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâmhuyết, sâu sắc vào các tờ trình, báo cáo, đề án. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đavà giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.
Toàn cảnh bếmạc hội nghị. Hội nghị đãbàn và nhất trí cao về nhiều chủ trương, chính sách quan trọng trên các lĩnh vựckinh tế-xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ và xây dựng Đảng, quyết địnhthành lập lại Ban Kinh tế Trung ương. Lần đầu tiên, Trung ương tiến hành chất vấnvà trả lời chất vấn trong không khí dân chủ, thẳng thắn và xây dựng.
Phát biểu bếmạc Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõthêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả quan trọng đã đạt được.
Tổng Bí thưnêu rõ về tình hình kinh tế-xã hội năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013,Hội nghị đã thống nhất nhận định trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn,thách thức, kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm có những chuyển biến nhất định. Tuynhiên, áp lực lạm phát và bất ổn vĩ mô vẫn còn lớn.
Dự báo thờigian tới, kinh tế thế giới nói riêng và tình hình quốc tế nói chung còn nhiềudiễn biến khó lường. Vì vậy, trong những tháng còn lại của năm 2012 và năm2013, đòi hỏi phải tiếp tục tăng cường lành mạnh hóa, ổn định kinh tế vĩ mô; đặcbiệt chú trọng ổn định, lành mạnh hóa, bảo đảm an toàn của hệ thống tàichính-ngân hàng; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí trong đầu tưvà chi tiêu công. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung giải quyếttình trạng nợ xấu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; khuyến khích đầu tư trongnước và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệpvà du lịch. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với đổi mớimô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; bảo đảm ổn định chính trị-xã hội;tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo. Quá trình tái cấutrúc đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và đặc biệt là hệ thống ngân hàng thươngmại cần phải được đặt trong tổng thể và gắn kết chặt chẽ với quá trình cơ cấu lạinền kinh tế, tái cấu trúc đầu tư và tái cấu trúc thị trường tài chính nóichung.
Về tiếp tụcsắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Trung ương tiếp tụckhẳng định vai trò nòng cốt và những kết quả quan trọng đã đạt được của doanhnghiệp nhà nước, đồng thời chỉ ra những hạn chế, yếu kém còn tồn tại; trên cơ sởđó đề ra chủ trương, chính sách, biện pháp khắc phục.
Trung ươngyêu cầu phải tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XI vàcác nghị quyết, kết luận của Trung ương về vấn đề này phù hợp với bối cảnh nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của nước tangày càng đi vào chiều sâu. Kiên quyết điều chỉnh để doanh nghiệp nhà nước có cơcấu hợp lý, đi đầu trong đổi mới, ứng dụng khoa học-công nghệ, giữ vững định hướngxã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, tập trung vào những khâu, công đoạn then chốtcủa bốn lĩnh vực chính, bao gồm: Công nghiệp quốc phòng; công nghiệp độc quyềntự nhiên; lĩnh vực cung cấp hàng hóa dịch vụ công thiết yếu; và một số ngành côngnghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn. Sớm chấm dứt tình trạng đầutư dàn trải ngoài ngành và hoàn thành việc thoái vốn nhà nước tại các doanhnghiệp có dưới 50% vốn nhà nước.
Khẩn trươngbổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhànước phải được tổ chức lại theo mô hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn phù hợp với Luật Doanh nghiệp; áp dụng chế độ quản trị tiên tiến phù hợp vớikinh tế thị trường và thực hiện chế độ kiểm toán, kiểm tra, giám sát chặt chẽ,công khai, minh bạch trên cơ sở mở rộng diện niêm yết trên thị trường chứngkhoán. Chức năng điều tiết vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội của doanh nghiệp phảiđược đổi mới và thay thế bằng cơ chế đặt hàng của Nhà nước, được hạch toán theocơ chế thị trường.
Các tập đoànkinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn phải được cấu trúc lại theo mô hình côngty mẹ-công ty con; được kiểm toán hằng năm. Kết thúc giai đoạn thí điểm hìnhthành tập đoàn kinh tế nhà nước; xem xét chuyển một số tập đoàn kinh tế nhà nướcthành tổng công ty. Đồng thời với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa doanh nghiệp, phải tăng cường vai trò và sự giám sát, kiểm tra của đại diệnchủ sở hữu nhà nước, nhất là trong việc phê duyệt điều lệ, quyết định chiến lượcphát triển sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
Tăng cườngcông tác xây dựng Đảng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực quản lýcủa đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp.
Về vấn đề đấtđai, thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 5 khóa XI, tại Hội nghị này, Trung ươngtiếp tục thảo luận và đã nhất trí cao ban hành Nghị quyết của Trung ương đểlãnh đạo, chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003, đáp ứng yêu cầucủa tình hình mới, góp phần huy động và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực đất đaicho phát triển kinh tế - xã hội. Khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiêu cựctrong lĩnh vực đất đai; đặc biệt là tình trạng đầu cơ, lãng phí, tham nhũng,tranh chấp, khiếu kiện kéo dài; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, của ngườisử dụng đất và của nhà đầu tư, góp phần ổn định chính trị-xã hội.
Trung ươngtiếp tục khẳng định quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt,nhưng không phải là quyền sở hữu, cần được xác định cụ thể, phù hợp với từng loạiđất, đối tượng sử dụng đất và các trường hợp giao đất, cho thuê đất. Quy hoạchsử dụng đất phải đồng bộ, liên thông với quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụngđất; phải tổng hợp, cân đối, phân bổ hợp lý, hiệu quả đất đai cho phát triểncác ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và các đơn vị hành chính trong cả nước; bảo đảmđất cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, cácdự án có mục đích xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, đất ở, đất sản xuất cho đồngbào dân tộc thiểu số. Xử lý nghiêm các trường hợp đã được Nhà nước giao đất,cho thuê đất nhưng sử dụng không đúng mục đích hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.Quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất có rừng phòng hộ, rừngđặc dụng. Thu hẹp đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất; mở rộngviệc giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất để thực hiện các dự ánsản xuất, kinh doanh thông qua hình thức đấu thầu dự án hoặc đấu giá quyền sử dụngđất. Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng để tạo quỹ đất;trực tiếp thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, giải tỏa, đền bù, hỗ trợ tái địnhcư theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạchvà công bằng. Thực hiện giá đất do Nhà nước quy định phù hợp với cơ chế thị trườngcó sự quản lý của Nhà nước và với mục đích sử dụng đất, tình hình kinh tế-xã hộicủa cả nước, các vùng, miền và địa phương trong từng thời kỳ. Không để các nhà đầutư trực tiếp thỏa thuận với người sử dụng đất về giá đền bù, chuyển nhượng quyềnsử dụng đất. Chính phủ quy định phương pháp xác định giá đất và khung giá đấtlàm căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành bảng giá đất; bổ sungquy định về điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất sao cho linh hoạt, phù hợp hơnvới từng loại đất, các đối tượng sử dụng đất và các trường hợp giao đất.
Ban Chấphành Trung ương giao cho Bộ Chính trị chỉ đạo khẩn trương tổng kết, đánh giátình hình sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh theo Nghịquyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX, trong đó có đánh giá việc quản lý,sử dụng đất nông, lâm trường để có chính sách, biện pháp quản lý phù hợp. Có cơchế, chính sách đặc thù về việc giao đất, chuyển quyền sử dụng đất ở vùng đồngbào dân tộc thiểu số.
Về giáo dụcvà đào tạo, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận sôi nổi và cho nhiều ý kiến vềĐề án "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Tổng Bí thưnhấn mạnh Trung ương yêu cầu phải đổi mới từ nhận thức tư duy, mục tiêu đào tạo,hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo, nội dung và phương pháp dạy vàhọc đến cơ chế vận hành, cơ chế quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quảnlý, cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm thực hiện đổi mới toàn bộ hệthống giáo dục, bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học,đào tạo nghề. Đây là những vấn đề hết sức lớn lao, hệ trọng và phức tạp, cònnhiều ý kiến khác nhau, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bàn bạc mộtcách thấu đáo, cẩn trọng, tạo sự thống nhất cao để ban hành Nghị quyết vào thờigian thích hợp.
Trước mắt,cần tiếp tục quán triệt các quan điểm, chủ trương của Nghị quyết Trung ương 2khoá VIII, Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khóa IX và các kết luận, quyết định củaBộ Chính trị, chỉ đạo triển khai thực hiện thật tốt Chiến lược phát triển giáodục và đào tạo từ nay đến năm 2020 theo Kết luận của Hội nghị lần này.
Về phát triểnkhoa học và công nghệ, Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định, phát triểnkhoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một động lực quan trọng trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhân lực khoa học và công nghệ là tàinguyên vô giá của đất nước; trí thức khoa học và công nghệ là nguồn lực đặc biệtquan trọng trong phát triển kinh tế tri thức. Đầu tư cho nhân lực khoa học vàcông nghệ, đãi ngộ người tài là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nângtầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc.
Đảng và Nhànước có trách nhiệm và chính sách đặc biệt phát triển, trọng dụng và phát huytiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ để khoa học và côngnghệ thực sự là động lực then chốt, là lực lượng sản xuất trực tiếp, đưa nướcta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nướccông nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ 21.
Trung ươngyêu cầu phải đổi mới, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng và chính quyền vềvai trò của khoa học và công nghệ, coi phát huy ứng dụng và phát triển khoa học-côngnghệ là một bộ phận không thể thiếu của quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành vàđịa phương. Nhà nước có chính sách, cơ chế đặc biệt trọng dụng và đãi ngộ đối vớicán bộ khoa học đầu ngành; cán bộ được giao chủ trì nhiệm vụ quốc gia; cán bộtrẻ tài năng. Khuyến khích, tạo điều kiện để sinh viên, nghiên cứu sinh sau khiđược đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc. Đồng thời, phải vận dụng đúng đắn cơchế thị trường để đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước; cơ chế,chính sách; xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ lớn củaNhà nước. Tăng cường và phát huy tiềm lực khoa học quốc gia; phát triển thị trườngkhoa học và công nghệ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thu hút nguồn lựcvà chuyên gia người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham giacác dự án khoa học - công nghệ của Việt Nam... trong đó, đổi mới công tác quảnlý nhà nước, đổi mới tổ chức, hoạt động và cơ chế, chính sách là khâu đột phá.Tập trung ưu tiên tháo gỡ các vướng mắc trong công tác kế hoạch, đầu tư, tàichính, đặc biệt là cơ chế cấp phát, thanh quyết toán kinh phí cho các hoạt độngkhoa học và công nghệ.
Về xây dựngquy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danhlãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ đâylà lần đầu tiên Trung ương bàn và ra Nghị quyết về vấn đề này. Trung ương nhấnmạnh, việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược phải xuất phát từ yêu cầu,nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ động và sớm phát hiện cán bộ có triển vọnglãnh đạo, quản lý trưởng thành từ thực tiễn; chú trọng cán bộ xuất thân từ côngnhân, nông dân, trí thức; tăng tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểusố, con em gia đình có công với cách mạng, cán bộ khoa học - công nghệ, vănhoá, nghệ thuật...
Việc xây dựngvà thực hiện quy hoạch phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của BanChấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; bảo đảm nguyên tắc tập trungdân chủ, công tâm, minh bạch, khách quan; lấy quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương,Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nướclàm cơ sở cho công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng toànquốc.
Về phươngchâm, cần thực hiện quy hoạch "động" và "mở," định kỳ ràsoát, đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện; bổsung vào quy hoạch những nhân tố mới. Chuẩn bị nguồn quy hoạch dồi dào, mỗi chứcdanh có thể quy hoạch vài ba người, một người có thể quy hoạch vào vài ba chứcdanh. Lấy quy hoạch lãnh đạo chủ chốt ở các cấp làm cơ sở cho quy hoạch cấp chiếnlược. Lấy quy hoạch cấp chiến lược thúc đẩy quy hoạch chủ chốt cấp dưới. Tạo điềukiện công bằng và cơ chế đặc thù để cán bộ trong quy hoạch cấp chiến lược thểhiện năng lực, phấn đấu, cống hiến và trưởng thành
Nhân sự đưavào quy hoạch phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Ban Chấp hành Trung ương phảicó 3 độ tuổi để bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển; có cơ cấu hợp lý đểbảo đảm sự lãnh đạo toàn diện.
Về Báo cáokết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trung ươngđánh giá cao sự chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm hết sức nghiêm túc, trách nhiệmvà sự gương mẫu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Sau hơn 2tháng chuẩn bị, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 21 ngày, chia làm 4 đợt (trong3 tháng) để kiểm điểm tự phê bình và phê bình, coi đây là đợt sinh hoạt chínhtrị đặc biệt quan trọng vì sự trong sạch, vững mạnh của Đảng; của Ban Chấp hànhTrung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Từng thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đãquán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo là giữ đúng nguyên tắc, có tình đoàn kết,thương yêu đồng chí; vừa có lý, có tình, vừa phải xử lý nghiêm minh những trườnghợp có khuyết điểm, vi phạm, theo phương châm "trị bệnh cứu người,"giúp nhau cùng tiến bộ. Nội dung kiểm điểm đã bám sát vào các nội dung, yêu cầucủa Nghị quyết Trung ương 4. Các vấn đề nổi cộm, bức xúc đều được đặt ra, phântích, mổ xẻ và rút ra những bài học sâu sắc. Không khí thảo luận, góp ý, tự phêbình và phê bình dân chủ, thẳng thắn, xây dựng, chân thành.
Qua kiểm điểmtự phê bình, phê bình và lắng nghe ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên, nhândân, tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị,Ban Bí thư đã nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những ưu điểm và nhất là khuyếtđiểm của mình; phân tích, làm rõ nguyên nhân của các khuyết điểm, hạn chế, từ đóđề ra các biện pháp sửa chữa, khắc phục. Nhiều đồng chí đã tự giác xem xét,nhìn lại mình, bước đầu có tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh một số hànhvi trong công tác và cuộc sống hằng ngày của mình, của gia đình, vợ con và ngườithân. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bàn và chỉ đạo giải quyết ngay một số vấn đềnổi cộm, bức xúc; phát huy các nhân tố tích cực, xiết lại kỷ luật, kỷ cương, cótác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe và ngăn chặn các hành vi tiêu cực. Quátrình chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm cũng đã có tác động lan tỏa, nêu gươngcho cấp dưới học tập và làm theo, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảngviên và nhân dân đối với Đảng.
Bộ Chính trị,Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hànhTrung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suythoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đãnêu. Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêngliêng của Đảng và làm gương trong toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đềnghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷluật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị.
Ban Chấphành Trung ương hoan nghênh, đánh giá rất cao sự nghiêm túc, gương mẫu và cầuthị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình đợtnày cũng như sự quyết tâm, nỗ lực lớn trong lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khaithực hiện Nghị quyết Trung ương 4; nhất trí cao với Báo cáo của Bộ Chính trị, đồngthời đóng góp nhiều ý kiến phê bình rất thẳng thắn, sâu sắc. Về việc đề nghịxem xét kỷ luật, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diệncác mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối vớitập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trịcó biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thùđịch xuyên tạc, chống phá.
Ban Chấphành Trung ương cũng tự kiểm điểm và nhận phần trách nhiệm của mình trong việc đểxảy ra và chưa ngăn chặn được những khuyết điểm, yếu kém trong thời gian qua.Ban Chấp hành Trung ương xin nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trướctoàn Đảng, toàn dân, và sẽ cố gắng làm hết sức mình để từng bước khắc phục. BanChấp hành Trung ương yêu cầu, lúc này, hơn lúc nào hết, chúng ta càng phải nêucao trách nhiệm trước Đảng, trước dân, xiết chặt đội ngũ, tăng cường đoàn kết,thống nhất, giữ vững niềm tin, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn,thách thức, phát huy những kết quả bước đầu quan trọng của việc thực hiện Nghịquyết Trung ương 4, tạo được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục những hạn chế, yếukém, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, thật sự là đảng cách mạngchân chính, gắn bó máu thịt với nhân dân, động viên toàn Đảng, toàn dân, toànquân thực hiện thắng lợi các chủ trương, nghị quyết của Đảng, phấn đấu hoànthành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XI của Đảng đã đề ra.
Ban Chấphành Trung ương ghi nhận, biểu dương các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn hệ thốngchính trị đã bước đầu tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 vềxây dựng Đảng. Trung ương yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, từ Trung ương đến cơsở, từng cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, phải tiếp tục thực hiện thậttốt việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo đúng tinh thần của Nghị quyếtTrung ương 4, không làm qua loa, hình thức. Càng xuống cấp dưới, cấp cơ sở càngphải được chỉ đạo chặt chẽ, hết sức tránh tư tưởng đại khái, "làm chiếu lệ,""làm cho xong"; đặc biệt phải có những việc làm thật cụ thể, thiết thực,tạo chuyển biến rõ rệt trong thực tế để mỗi tổ chức mạnh hơn, mỗi cá nhân tiếnbộ, gương mẫu hơn, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng nêu rõ thành công của Hội nghị, ngoài sự đóng góp tích cực củacác đồng chí Trung ương, các cơ quan và cán bộ tham mưu, giúp việc, còn có phầnđóng góp rất quan trọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong cả nước, đặc biệtlà các đồng chí cán bộ lão thành, các nhà nghiên cứu, nhà giáo, nhà khoa học,những người luôn luôn quan tâm, nhiệt tình hưởng ứng và có nhiều ý kiến đónggóp hết sức tâm huyết, trí tuệ cho công việc chung của Đảng. Trân trọng cảm ơnnhững tình cảm và sự đóng góp vô cùng quý báu đó, Tổng Bí thư tin tưởng rằng, vớithành công của Hội nghị lần này và sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, trước hếtlà Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự ủng hộ hưởng ứng củatoàn Đảng, toàn dân và toàn quân, nhất định chúng ta sẽ tổ chức thực hiện thànhcông các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương lần này, góp phần thực hiệnthắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Theo TTXVN