Sau hơn một thập kỷ làm việc cho một trong những hãng điện tử lớn nhất thế giới,ốcđổtiềntấnthựchiệnthamvọngtựchủchipbándẫtỷ lệ kèo nhà cái 1 Liu Fengfeng mới nhận ra đâu là nơi "cơn sốt tìm vàng" thực sự diễn ra ở Trung Quốc - chip bán dẫn.
VnReview chuyển ngữ bài viết của hai nhà báo Raymond Zhong và Cao Li, đăng trên tờ The New York Time.
Con chip máy tính được ví như trái tim, bộ não, bất cứ thứ gì quan trọng nhất đối với một thiết bị điện tử. Tuy nhiên, dù Trung Quốc là một nơi cho ra lò cả tấn thiết bị điện tử mỗi năm, thành phần đó lại được làm ra ở nước ngoài. Không muốn để việc thiết kế và sản xuất chip phải lệ thuộc như vậy nữa, Bắc Kinh đang vung cả núi tiền mỗi năm cho bất kỳ ai có thể giúp họ thay đổi.
"Cơn sốt tìm vàng" ở Trung Quốc
Bốn mươi tuổi và từng làm việc cho Foxconn, một trong 6 hãng điện tử lớn nhất thế giới, ông Liu bỏ việc để tìm đến thị trường ngách sản xuất chất kết dính và tấm film cao cấp, cần thiết cho chế tạo chip. Rất nhanh chóng, start-up của ông gọi vốn được 5 triệu USD, phát triển tới 36 nhân viên và đặt đại bản doanh ở Thâm Quyến. Năm sau, họ sẽ bắt đầu sản xuất trên quy mô lớn.
"Ngày trước, bạn có thể phải cầu xin người này người kia để có tiền mà khởi nghiệp. Bây giờ khác rồi, bạn chỉ cần vài cuộc hội thoại là người ta xếp hàng để đầu tư, chỉ mong sao dự án được triển khai càng sớm càng tốt" - ông Liu nói. Một cách nói ví von cho thấy nếu "gãi đúng chỗ ngứa", tham gia ngành bán dẫn ở Trung Quốc đang hấp dẫn ra sao. Tất cả đều khao khát những dự án như vậy.
Nhà sáng lập của start-up Tsinghon, ông Liu Fengfeng, nói rằng ai cũng đang khao khát những dự án làm về chip. (Ảnh: The New York Times)
Trung Quốc đang đặt trọng tâm vào việc tự chủ con chip, thông qua kêu gọi mọi người cùng bắt tay vào việc. Một tham vọng có thể xem là quá khó, thậm chí bất khả thi. Nó giống như nhiệm vụ đưa được người lên mặt trăng hay giành huy chương vàng Olympics vậy. Tuy nhiên, người ta vẫn lao vào theo đuổi nó theo lời kêu gọi của nhà nước. Như một cơn sốt tìm vàng!
Vấn đề cấp thiết mang tính sống còn
Khắp mọi miền, các nhà đầu tư, doanh nhân, quan chức địa phương, đều nỗ lực hết mình vì tham vọng của Bắc Kinh. Họ muốn tự chủ công nghệ chế tạo chip để không còn phụ thuộc vào thế giới bên ngoài nữa. Hiện tại, Trung Quốc vẫn còn cách rất xa cho tới khi có thể làm đối thủ cạnh tranh với Intel hay Nvidia, những công ty bán dẫn lớn của Mỹ. Các hãng chip nội địa thì đi sau Đài Loan ít nhất phải 4 năm.
Nhưng những nỗ lực đó đã được đền đáp. Các công ty bán dẫn trong nước vẫn đang thúc đẩy năng lực của mình từng ngày, hòng bắt kịp yêu cầu của đất nước. Đặc biệt là với các sản phẩm như đồ gia dụng thông minh, xe điện, ngày càng trở nên hiện đại hơn và đòi hỏi không quá tinh vi như siêu máy tính hay điện thoại thông minh.
Công ty của ông Liu đang sản xuất chất kết dính và tấm film cần cho sản xuất chip, một phần trong nỗ lực tự chủ bán dẫn của Trung Quốc. (Ảnh: The New York Times)
Một phần cũng nhờ tổng thống Trump. Chính sách đàn áp các doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei, ZTE theo kiểu "mèo vờn chuột" đã làm thức tỉnh các quan chức Trung Quốc. Họ quyết tâm không bao giờ để bị "bắt thóp" như thế một lần nào nữa. Không thể để các công ty Trung Quốc phát triển lên tới tầm quốc tế, rồi sau đó bị Mỹ tấn công mà không thể làm gì.
Nhưng khi hiện thực hóa tham vọng đó, Trung Quốc cũng dần nhận ra họ có thể phải trả những cái giá rất đắt. Rất nhiều tiền có thể mất trắng trong quá trình đạt được giấc mơ tự chủ bán dẫn. Một số dự án chip gần đây đã cạn tiền do sai lầm trong quản lý, hoặc nguồn cấp vốn rơi vào trạng thái đóng băng. Ví dụ, tập đoàn nhà nước Tsinghua Unigroup, vừa đưa ra cảnh báo có thể vỡ nợ 2,5 tỷ USD trái phiếu quốc tế.
Một nhà tư vấn trong ngành công nghệ và là cựu giám đốc điều hành Qualcomm, Jay Goldberg, cho biết công nghệ bán dẫn rất khó phát triển. Những tay chơi lớn ở lĩnh vực này đã có tích lũy bí quyết từ hàng thập kỷ trước. Đã từng có nhiều công ty chip châu Âu phát triển một cách đáng kinh ngạc. Hay Nhật Bản cũng từng là người dẫn đầu ở vài loại chip chuyên biệt về chức năng.
Trung Quốc không muốn lặp lại sự cố nào như Huawei nữa, họ muốn ngành bán dẫn nội địa phải tự cung tự cấp. (Ảnh: The New York Times)
Tuy nhiên, rất ít người trong số họ có thể xem là kẻ cách tân trong ngành. "Có một cái thang mà Trung Quốc đang leo dần lên trên. Nhưng, vẫn không rõ họ sẽ đi đến đâu" - ông Goldberg cho hay. Lòng nhiệt huyết hiện tại của Trung Quốc bắt đầu bằng việc lập một quỹ đầu tư khổng lồ dành chip cho bán dẫn vào 2014. Họ đưa ra một mục tiêu: Trung Quốc phải đáp ứng được 40% nhu cầu tiêu thụ chip trong nước cho tới 2020.
Điều đó cuối cùng đã không đạt được. Các nhà phân tích từ Morgan Stanley ước tính, các doanh nghiệp nước này đã chi tới 103 tỷ USD để mua sắm mặt hàng bán dẫn vào năm ngoái. Trong đó, chỉ có 17% là đến từ các nhà cung cấp trong nước. Với tốc độ này, có lẽ phải tới 2025 mới đạt được mốc 40% mà Trung Quốc kỳ vọng ở năm 2020. Mục tiêu tự cung tự cấp 70% nhu cầu chip vào năm 2025, vì thế trở nên càng xa vời.
Áp lực của Trung Quốc đặc biệt càng tăng lên khi Huawei bị Mỹ cấm vận công nghệ. Sự cấp thiết mang tính sống còn của việc tự chủ bán dẫn đã không thể chối cãi được nữa. Huawei bị cấm mua chip do Mỹ làm ra, hoặc bất kỳ con chip nào được chế tạo dựa trên công nghệ Mỹ như phần mềm, máy móc. Mới đây, lại thêm nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất Trung Quốc, SMIC, bị đưa vào diện cấm vận.
Số lượng các công ty làm việc với công nghệ chip tại Trung Quốc đang tăng lên mau chóng (Ảnh: Nikkei)
Nỗ lực tự chủ hoàn toàn có thể "nuốt chửng" Trung Quốc
Theo một phân tích của tạp chí China Economic Weekly, số lượng doanh nghiệp làm việc liên quan tới chip đã tăng thêm 58.000 chỉ trong 10 tháng đầu năm nay. Tương đương với tốc độ 200 công ty mới thành lập mỗi ngày. Thậm chí có những hãng nằm tại vùng Tây Tạng, vốn không nổi tiếng khi nhắc tới lĩnh vực công nghệ cao.
Tuy nhiên, thực tế mà nói, việc tái tạo lại quy trình sản xuất chip mà không phụ thuộc vào Mỹ, dù là bất kỳ thành phần nào của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, là quá sức điên rồ. Đây là một trong các chuỗi cung ứng công nghệ tinh vi nhất trên hành tinh. Rõ ràng sứ mệnh tự cung tự cấp hoàn toàn này sẽ dẫn tới sự lãng phí không có điểm dừng.
Jimmy Goodrich, Phó chủ tịch chính sách toàn cầu tại Hiệp hội Ngành công nghiệp Bán dẫn, cảnh báo Trung Quốc không nên để bản thân bị tham vọng "nuốt chửng" chỉ vì cố làm chủ mọi thứ. "Mọi thứ đã rất rõ ràng khi mà ngài Tập kêu gọi xây dựng một chuỗi cung ứng trong nước tự lực, cơ bản là dư thừa" - Goodrich nói. Theo các quy tắc kinh tế, lợi thế cạnh tranh cũng như tính hiệu quả của chuỗi cung ứng đã không còn.
Truyền thông nhà nước bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự lãng phí cho những dự án bán dẫn yếu kém. (Ảnh: SCMP)
Gần đây, các tờ báo địa phương bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh. Với những ai mới bắt đầu, thông điệp truyền tải là "đừng làm mọi chuyện rối tung lên". Gần đây, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã ghé thăm một dự án bị tạm ngưng tại Hoài An. Họ nhận thấy có rất nhiều cỗ máy khổng lồ đang nằm "phơi xác" trên sàn, nhiều chiếc thậm chí vẫn còn bọc vỏ nhựa ở ngoài.
Bên cạnh những báo động đó, Trung Quốc vẫn có một số bước tiến mới. Hai công ty Yangtze Memory Technologies và ChangXin Memory Technologies đang chuẩn bị đưa quốc gia này lên bản đồ chip nhớ thế giới. Một số hãng đúc chip trong nước cũng đang mở rộng sản xuất, chủ yếu phục vụ khách hàng nội địa. Tuy nhiên, có thể cũng vì họ không còn lựa chọn nào khác.
Nhà phân tích công nghệ Randy Abrams cho biết, một số hãng chip đa quốc gia đang xem xét kỹ lại việc cộng tác với công ty đúc chip Trung Quốc, do lo ngại về xâm phạm sở hữu trí tuệ. "Các công ty quốc tế đang trở nên cảnh giác hơn về vấn nạn rò rỉ tài sản trí tuệ ở Trung Quốc" - người này nói.
Bong bóng đang lẩn khuất
Quay trở lại với ông Liu, ông không phủ nhận một trong những động lực lớn nhất giục giã ông lập start-up về bán dẫn là lòng yêu nước. Nổi bật trên trang chủ công ty là hàng loạt các thành tựu đạt được từ thời đại trước, bao gồm quả bom nguyên tử, vệ tinh và tên lửa đạn đạo đầu tiên do Trung Quốc sản xuất. Như một phép tham chiếu đầy tự hào giục giã công ty tiến lên.
Ông Liu cho rằng có một bong bóng bán dẫn đang lẩn khuất tại Trung Quốc. (Ảnh: The new York Times)
Tuy nhiên, ông Liu cũng nhận thức rõ, nghĩa vụ với đất nước sẽ không ảnh hưởng tới công việc phục vụ khách hàng, cũng như đưa ra sản phẩm cạnh tranh. Ông cũng thừa nhận khi nhìn vào mức định giá trên trời của một vài công ty chip khởi nghiệp, có một sự thổi phồng bất hợp lý đã len lỏi vào thị trường. "Chắc chắn có bong bóng bán dẫn ở đây. Nhưng bạn không thể nhìn nhận khái quát toàn bộ nó được" - ông nói.
Chính phủ Trung Quốc bắt đầu có hành động khi siết chặt các quan chức địa phương, phải chịu trách nhiệm cho các khoản đầu tư thất bại minh bạch hơn. Dòng tiền được kỳ vọng sẽ lôi kéo thêm các kỹ sư lành nghề tại Trung Quốc tới và làm việc với con chip, thay vì rong ruổi trên các xe giao đồ ăn hay đắm mình vào thế giới ảo của trò chơi điện tử. Theo ông Liu, chính phủ đang cố tích lũy bất cứ khía cạnh nào có thể, máy móc, tài năng, hoặc nhà xưởng,... bất cứ thứ gì.
"Nếu không phải bạn hay người kia, rồi cũng sẽ có ai đó tới và tận dụng những thứ đó. Tôi nghĩ đây có thể cách mà chính phủ đang tư duy" - ông Liu cho biết.
(Theo VnReview)
Việc thiếu hụt nguồn chipset do đại dịch Covid-19 đã tác động đến ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc, khiến quá trình vận hành của một số nhà sản xuất có thể bị gián đoạn.