Cổng thông tin điện tử Chính phủ vừa cho biết,àmạngphảiphốihợpvớicơquannghiệpvụloạitrừxungđộtthôngtintrênmạket qua giai hang 2 duc Chính phủ đã ban hành Nghị định 142 quy định nguyên tắc, nội dung, biện pháp, hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng tại Việt Nam.
Nghị định này là 1 trong 7 văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật An toàn thông tin mạng.
Luật An toàn thông tin mạng được Quốc hội biểu quyết thông quatại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII và chính thức hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2016. Đây là bộ luật quan trọng làm nền tảng cho việc triển khai các hoạt động an toàn thông tin tại Việt Nam.
Gồm 8 Chương với 54 Điều quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng, quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng; mật mã dân sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng; và quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.
Đầu tháng 2/2016, để bảo đảm triển khai hiệu quả các quy định tại Luật An toàn thông tin mạng, Thủ tướng Chính phủ đã phân công 3 Bộ TT&TT, Quốc phòng và Công an chủ trì soạn thảo 7 văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật này.
Trong đó, Nghị định về hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là 1 trong 2 văn bản Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Quốc phòng xây dựng, cùng với Nghị định quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự (Nghị định 58, được ban hành ngày 1/7/2016 - PV).
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Nghị định 142 mới được Chính phủ ban hành nêu rõ, ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng là việc thực hiện các biện pháp công nghệ, kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo, xác định nguồn gốc, chặn lọc, khắc phục và loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
(责任编辑:Cúp C2)