Giá nhà gấp 20 lần thu nhập, vạn dân nghèo 'vỡ mộng' an cư_bảng xh la liga

时间:2025-01-25 13:44:14来源:Betway作者:Nhận Định Bóng Đá

 

{keywords}
Giá nhà gấp 20 lần thu nhập,ánhàgấplầnthunhậpvạndânnghèovỡmộngancưbảng xh la liga vạn dân nghèo 'vỡ mộng' an cư.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Hiệp hội HoREA) cho hay, 1/4/2019, Dân số TP.HCM là 8.993.082 người thường trú, tăng 1.830.218 người so với 2009 và trung bình tăng 183.000 người/năm trong 10 năm gần đây.

Trong khi đó, thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, khoảng 20.000 hộ gia đình cán bộ, công chức, viên chức nhà nước chưa có nhà ở; Có 300.000 hộ có nhu cầu thuê nhà ở xã hội; Có 143.000 hộ có nhu cầu mua nhà ở xã hội.

Một khảo sát khác của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho thấy, khoảng 81.000 hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong giai đoạn 2016-2020.

Đáng chú ý, hầu hết các đối tượng trên đều có nhu cầu căn hộ 1-2 phòng ngủ, giá bán khoảng trên dưới 01 tỷ đồng/căn và được trả góp tối thiểu 15 năm.

Nhưng họ lại đang gặp nhiều rào cản để tiếp cận nhà ở, nguyên nhân chính là do hệ thống chính sách nhà ở xã hội chưa đầy đủ, chưa sát thực tế; Nguồn cung các sản phẩm nhà ở xã hội quá ít, không đáp ứng được nhu cầu rất lớn của xã hội; Giá nhà cao, gấp từ 20-25 lần so với thu nhập bình quân, trong khi các nước phát triển chỉ ở mức từ 5-7 lần.

Nhà nước gần như chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách để hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội đối với người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị tạo lập nhà ở, trước hết đối với người mua căn nhà đầu tiên. Chính sách nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014 cũng mới hỗ trợ được khoảng 1.000 tỷ đồng, trả góp trong 15 năm.

Hiện nay, đô thị vệ tinh không còn xa lạ với người dân TP.HCM, như Khu đô thị mới Nam Sài Gòn (khoảng 2.600 ha) với hạt nhân là Khu đô thị kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng (gần 500 ha); Khu đô thị mới Thủ Thiêm (730 ha); Khu đô thị - Cảng biển Hiệp Phước (khoảng 3.600 ha); Khu đô thị Tây Bắc (khoảng 6.000 ha)...

Việc hình thành các đô thị vệ tinh sẽ tạo động lực phát triển các khu vực kinh doanh, dịch vụ; hệ thống vận tải công cộng sức chở lớn (metro, monorail, xe buýt), từ đó, hình thành nên các khu nhà ở thương mại cao cấp dành cho tầng lớp thượng lưu, nhà ở có giá vừa túi tiền, nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp, tạo điều kiện để các tầng lớp dân cư sống cùng nhau, đồng thời làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Vì thế, để giải quyết bài toán gia tăng dân số như hiện nay, Hiệp hội HoREA đề xuất đưa mô hình nhà ở xã hội kết hợp với mô hình nhà ở thương mại giá thấp để hình thành nên các "khu đô thị, khu nhà ở bình dân" hoặc "khu đô thị, khu nhà ở vừa túi tiền" có thể trở thành các đô thị vệ tinh của thành phố.

Tuy nhiên, theo ông Đặng Hùng Võ - Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, “việc hình thành các đô thị vệ tinh để giảm áp lực dân số tại các đô thị lớn là giải pháp tốt. Nhưng thực tế quá trình hình thành các đô thị vệ tinh còn đang rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, hạ tầng giao thông kết nối từ đô thị vệ tinh vào đô thị trung tâm, việc bố trí các cơ quan, doanh nghiệp tại các đô thị vệ tinh vẫn chưa đồng bộ và thuận tiện, thiếu nguồn việc làm từ các doanh nghiệp, dẫn đến dân số chuyển dịch về phía các đô thị vệ tinh không có xu hướng gia tăng.

Thế nên, “để xây dựng các "khu đô thị, khu nhà ở bình dân/vừa túi tiền” tạo nên các đô thị vệ tinh, cần chú trọng đồng bộ giữa việc “xây dựng đô thị gắn với kinh tế”, tức là đô thị vệ tinh phải trở thành điểm có mật độ kinh tế cao kết nối với đô thị trung tâm, có đầy đủ tiện ích, dịch vụ, có nguồn công việc tại chỗ ổn định, thậm chí thu nhập cao hơn đô thị trung tâm mới thu hút người dân dịch chuyển về đô thị vệ tinh nhiều hơn.

Đồng thời, nguồn công việc phải gắn cụ thể với hình thức kinh tế công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ tại các doanh nghiệp theo quy hoạch; cùng với hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện với đô thị trung tâm nhằm tránh hệ lụy đa số người dân có thu nhập thấp có thể bị “cô lập” trong các đô thị vệ tinh đó”, ông Võ nhấn mạnh.

Linh Anh

Từ tháng 10 sẽ không còn tình trạng lấy đất để kinh doanh bất động sản

Từ tháng 10 sẽ không còn tình trạng lấy đất để kinh doanh bất động sản

Khi Nghị định số 69/2019/NĐ-CP ngày 15-8-2019 của Chính phủ có hiệu lực, sẽ không còn tình trạng các nhà đầu tư mời chào xây cầu xong lấy đất để đi kinh doanh bất động sản nữa.

相关内容
推荐内容