Apple và Google trong cuộc chiến khốc liệt mới_bxh hạng 1 trung quốc

Cúp C12025-01-10 13:11:033

Trong năm 2017 này,àGoogletrongcuộcchiếnkhốcliệtmớbxh hạng 1 trung quốc cả Google và Apple đang bắt đầu dồn lực nhiều hơn vào cuộc đua về công nghệ thực tế ảo tăng cường khi liên tục giới thiệu nền tảng ARCore và ARKit nhằm tạo động lực phát triển công nghệ này trên smartphone.

Nền tảng AR hứa hẹn nhiều ứng dụng có thể mang lại doanh thu khổng lồ không kém gì ngành công nghiệp smartphone.

AR, “người quen cũ” trong giới công nghệ

AR viết tắt của Augmented Reality (Thực tế tăng cường) là khái niệm không hề mới. Rất nhiều người từng say mê loạt phim hành động bom tấn Kẻ hủy diệt (năm 1994) chắc hẳn đã từng biết đến khái niệm này thông qua những hình ảnh được trông thấy từ góc nhìn của người máy T-800 do Arnold Schwarzenegger thủ vai.

Bộ phim đã khắc họa góc nhìn của T-800 hiển thị đầy đủ thông tin về đối tượng, mục tiêu được hướng mắt đến.

Khác với thực tế ảo (VR) vốn là các nội dung đưa người dùng phiêu lưu một thế giới ảo thông qua công nghệ kỹ thuật số và kính thực tế ảo, thực tế tăng cường không hề tách người dùng ra không gian riêng. Thực tế tăng cường lồng ghép những thông tin ảo vào thế giới thật. Công nghệ này có thể cho phép người dùng tương tác với nội dung ảo ngay trong đời thật…

Thực tế tăng cường đã được nghiên cứu phát triển từ rất lâu, nhưng đa số nỗ lực mang khái niệm này ra thực tế đời sống thông qua việc sản xuất và mua bán hàng loạt vẫn còn gặp nhiều trắc trở, ví dụ điển hình như Google Glass.

Nhiều người đam mê công nghệ rất quan tâm tới quá trình phát triển của chiếc kính thực tế ảo này, thậm chí còn tếu táo mong chờ rằng bản nâng cấp tiếp theo của kính có thể hiển thị thông tin về sức mạnh của đối tượng được ngắm đến giống như kính đo sức mạnh của người Saiyan trong truyện tranh Dragon Ball (Bảy viên ngọc rồng). Thế nhưng, vì nhiều lý do, chiếc kính AR “viễn tưởng” này đã không còn được tiếp tục phát triển.

Cho đến năm ngoái, sự kiện Pokémon Go tung hoành trên thế giới trò chơi điện tử đã minh chứng cho sức hấp dẫn và sự chín muồi của thực tế tăng cường trong thực tiễn đời sống. Trong trò chơi này những chú pokémon ảo xuất hiện trên nền khung cảnh thực, thông qua lăng kính máy ảnh trên smartphone, và người chơi cần thực hiện động tác “ném” pokeball để thu phục chúng.

Google và Apple, hai đại diện chính cho nền tảng AR

Google đã bắt đầu làm việc với các hệ thống thực tế tăng cường với dự án Project Tango từ năm 2014, và đã tích hợp công nghệ này lên một số mẫu smartphone và tablet của Lenovo và Asus. Và chỉ mới đây, Apple cũng vừa chính thức bước vào sân chơi khi giới thiệu ARKit như một điểm sáng trong dịp phát hành iOS 11.

Hệ thống AR của Apple không dựa trên bất kỳ phần cứng cụ thể nào và cũng có thể thiếu một vài cảm biến chuyên biệt. ARKit được giới thiệu không chỉ dành cho phiên bản iPhone mới, mà còn có thể hiện diện trên những mẫu iPhone cũ như 6s lên kệ từ năm 2015.

Dù hỗ trợ iPhone đời cũ hơn, nhưng dường như Apple vẫn muốn tập trung cho ARKit bắt đầu từ bộ ba iPhone mới vốn có thông số phần cứng đáp ứng tối ưu nhất cho khả năng tính toán các thông số giữa môi trường ảo và thực thế trong thời gian thực một cách chính xác hơn.

Geoff Blaber từ công ty phân tích CCS Insight cho biết: “ARKit của Apple là những điều mà AR thực sự cần. Với một thị trường khổng lồ về số lượng iPhone lẫn iPad với dòng chip Apple, nó cung cấp các nhà phát triển quy mô khổng lồ trước mắt và thúc đẩy ưu tiên đầu tư.”

Sự thống nhất về phần mềm của nền tảng di động Apple iOS lại một lần nữa tạo ra sự thắng thế về quy mô thị trường so với sự phân mảnh của Google Android, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên sàn đấu mới AR.

Để AR trở thành xu hướng chủ đạo được hưởng ứng và sử dụng thì yêu cầu lớn nhất vẫn là về quy mô thị trường. Phần lớn người dùng iPhone đều cập nhật phiên bản hệ điều hành mới nhất cho điện thoại của họ, trừ khi mẫu máy đó không còn được hỗ trợ, điều này tạo ra một hệ sinh thái tập trung hay một thị trường lớn vốn không thể tìm thấy ở những công ty công nghệ khác. Và điều đó sẽ là đòn bẩy tạo ra quy mô cần thiết để thu hút sự đầu tư lớn, khả thi hơn trong việc phát triển phần mềm và ứng dụng.

Đầu tư lớn, đặc biệt trong giai đoạn khởi đầu của một công nghệ mới, đồng nghĩa với việc tạo ra sản phẩm tốt hơn, thâm nhập nhiều hơn vào thị trường tiêu dùng và dẫn đến khả năng thành công lớn hơn.

Tim Cook, CEO của Apple, từng nói với các nhà đầu tư hồi đầu tháng 8 rằng: “AR rộng lớn và sâu thăm thẳm. Và đó sẽ là một trong những điều to lớn mà chúng ta sẽ nhìn nhận lại và cùng ngạc nhiên trước sự khởi đầu của nó.”

本文地址:http://sub.rgbet01.com/html/092c599534.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Vụ xe lao vào nhà tông bé gái tử vong: Xác định danh tính nam tài xế

Sự khác nhau giữa Thiên thạch, Sao băng và Tiểu hành tinh

Lê Dương Bảo Lâm buồn vì 14 lần thi trượt bằng lái xe

Bên trong 'thủ đô giết người' của thế giới

Nhận định, soi kèo Dyala vs Zakho, 23h30 ngày 8/1: Chủ nhà chìm sâu

ĐH Văn Lang công bố điểm chuẩn và điểm xét NV2

Elon Musk tuyên bố sẽ làm smartphone nếu Apple ‘đá’ Twitter

Trắc nghiệm: Ai từng nói “ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?

友情链接