Chứng bất sản âm đạo là bệnh lý hiếm gặp,ĐàNẵngđiềutrịthànhcôngchobégáituổimắcchứngbấtsảnâmđạkèo nhà cái 188 gây ra tình trạng kém phát triển của tử cung, cổ tử cung và phần trên của âm đạo. Trong đó, tỷ lệ dị tật tử cung bẩm sinh vào khoảng 5,5% dân số trên thế giới.
Căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các em, đặc biệt là trong giai đoạn trưởng thành.
Đau bụng dữ dội mỗi tháng, từng phẫu thuật nhưng gặp biến chứng
Từ khi còn nhỏ, bé G (13 tuổi, Đà Nẵng) liên tiếp gặp phải những cơn đau bụng dữ dội mỗi tháng trong khi không xuất hiện tình trạng rối loạn đại tiện. Gia đình đã từng đưa em đến nhiều cơ sở y tế lớn tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội và TPHCM để khám và được chẩn đoán mắc chứng bất sản âm đạo. Đây là tình trạng âm đạo không phát triển hoặc phát triển không đầy đủ, khiến chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra bình thường. Bé đã phải chịu đựng những cơn đau kéo dài.
Một năm trước, bé đã được phẫu thuật tại một cơ sở y tế lớn ở TPHCM với hy vọng bệnh lý sẽ được điều trị triệt để. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, G có biến chứng nhiễm trùng, những cơn đau bụng vẫn tiếp tục hành hạ, tình trạng không xuất hiện kinh nguyệt vẫn tiếp tục xảy ra.
Tới tháng 9, gia đình đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng để thăm khám. Tại đây, PGS.TS.BS Phạm Anh Vũ cùng ê-kíp Vinmec Đà Nẵng đã tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI vùng bụng dưới. Sau hội chẩn, vào đầu tháng 10, bé được chỉ định phẫu thuật lại bằng phương pháp nội soi toàn bộ, trong đó tạo hình và nối lại âm đạo. Ca phẫu thuật được đánh giá phức tạp do tử cung của bệnh nhi lớn và có tình trạng ứ máu kinh, kèm tình trạng dính buồng tử cung từ lần mổ trước.
Cần theo dõi sát sao về sức khỏe của con trẻ trong giai đoạn dậy thì
Sau 5 tuần, em G đã có kinh nguyệt bình thường lần đầu tiên kể từ khi trưởng thành, và không còn cảm thấy đau bụng. Đối với gia đình, đây là một niềm vui khôn tả.
Mẹ của bé G chia sẻ: "Con gái tôi chịu đựng những cơn đau bụng suốt nhiều năm, không biết bao nhiêu lần gia đình tôi đưa cháu đi khám, nhưng vẫn chưa thể điều trị triệt để cho cháu. Khi được phẫu thuật một lần trước đó, cháu vẫn không khỏi, thậm chí còn bị nhiễm trùng, đau bụng kéo dài. Khi đến Vinmec Đà Nẵng, chúng tôi thật sự không nghĩ rằng sẽ có kỳ tích xảy ra. Nhờ các bác sĩ điều trị, cháu đã có kinh nguyệt bình thường lần đầu tiên và không còn đau đớn nữa. Điều này là niềm hạnh phúc lớn lao đối với gia đình".
PGS.TS.BS Phạm Anh Vũ - Chuyên gia cao cấp Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng, phẫu thuật viên chính của ca bệnh - chia sẻ ca phẫu thuật này không chỉ là một bước tiến quan trọng trong điều trị bất sản âm đạo, mà còn là một nguồn động viên và hy vọng lớn lao cho các gia đình. Dù chứng bệnh này hiếm gặp, song nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh không may mắc phải có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo bậc phụ huynh cần chú ý đến sự phát triển của con, nhất là khi đến tuổi trưởng thành mà vẫn chưa có kinh nguyệt, và tìm đến những cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên môn và trang thiết bị hiện đại để can thiệp kịp thời.
(责任编辑:Cúp C1)