Phong cách nghệ thuật cổ điển từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận đối với bộ môn nghệ thuật thứ 7. Tuy mỗi bộ phim có nội dung khác nhau nhưng cùng có điểm chung lớn nhất đó chính là những khung cảnh,Điểmmặtnhữngtựaphimđìnhđámlấycảmhứngtừthậpniêkeo nha cai 365 giai điệu và thời trang đậm sắc vintage.
Cùng điểm qua những tác phẩm điện ảnh Hollywood dưới đây để chìm đắm trong không gian đậm chất hoài cổ:
Revolutionary Road - Khát Vọng Tình Yêu
Lấy bối cảnh vào những năm 1950, ở một vùng ngoại ô bang Connecticut nước Mỹ, bộ phim đã miêu tả chân thật về cuộc sống hòa bình lập lại sau thế chiến thứ II, người vợ trở lại công việc nội trợ, phục vụ cho người chồng từ mặt trận trở về. Đó là giai đoạn hạnh phúc nhưng cũng lắm nỗi bi ai trong cuộc sống hôn nhân của một số phụ nữ Mỹ vào thập niên 1950.
Câu chuyện Khát vọng tình yêu của đôi vợ chồng trung lưu nhà Wheeler (do bộ đôi Leonardo Di Caprio và Kate Winslet đảm nhận) đã đặt ra một câu hỏi vẫn luôn là đề tài trăn trở đối với cả những gia đình trẻ ngày nay: “Liệu hai người có thể thoát ra khỏi những xung đột thông thường mà không cần phải chia tay nhau hay không?”.
Brooklyn – Chân Trời Hạnh Phúc
Hòa nhịp theo dòng chảy lịch sử thời trang trong những năm 50 của thế kỷ 20, các xu hướng thịnh hành vào thời ấy lại một lần nữa được tái hiện sống động trên màn ảnh rộng trong Brooklyn.
Góp phần mang lại không khí cổ điển cho phim là phần phục trang được đầu tư khá kỹ lưỡng, công phu. Nhà thiết kế phục trang Odile Dicks - Mireaux đã lấy cảm hứng từ huyền thoại Grace Kelly tạo điểm nhấn cho tạo hình của Saoirse Ronan. Những chiếc váy hoa dài họa tiết vintage, đi kèm áo len cổ thuyền ôm sát, hay áo cardigan mỏng gam màu pastel gợi nhắc về thời trang thập niên 1950 trước chiến tranh thế giới thứ II. Với phong cách yêu kiều, đầy quyến rũ, Eilis khi ấy trở thành hình mẫu của vẻ đẹp truyền thống dịu dàng, cổ điển, nổi bật giữa những lấp lánh, phồn hoa của nước Mỹ.
Carol – Chuyện tình Carol
Một câu chuyện dịu dàng, nồng ấm về tình yêu giữa hai người phụ nữ với sự góp mặt của Cate Blanchett và Rooney Mara đã vẽ nên câu chuyện tình Carol ngọt ngào, xen lẫn cay đắng giữa bối cảnh thập niên 1950 ở New York, Mỹ - thời kỳ xã hội chưa chấp nhận quan hệ đồng tính.
Miêu tả một cách tỉ mỉ và tinh tế lối sống, cách nói năng, phục sức và trang điểm của người Mỹ thế kỷ trước, bộ phim đã mang đến cho người xem một bầu không khí cổ điển đầy mơ mộng với những thước phim đẹp lung linh. Một tác phẩm nhẹ nhàng khắc họa không khí ấm áp, sum vầy của mùa Giáng sinh tại New York, mà để lại trong lòng người xem biết bao bồi hồi, xao xuyến.
Wonder Wheel – Vòng Xoay Cám Dỗ
Những năm 50 vẫn luôn mang một sức hút mãnh liệt, lôi cuốn sự chú ý của các khán giả, nhà làm phim, và với Woody Allen cũng vậy. Ông đã mang đến cho người xem một bức tranh màu sắc phong cách rất riêng, đầy mê hoặc của Mỹ trong giai đoạn này.
Nếu Carol lấy bối cảnh giữa New York phồn hoa rực rỡ đầu những năm 50, Brooklyn vẽ lên cuộc sống của giới lao động nhập cư cùng thời trong cùng một thành phố, thì Wonder Wheel sẽ viết nên câu chuyện về Ginny - một người phụ nữ luống tuổi, có ước mơ, có hoài bão nhưng đành an phận, sống phần đời còn lại cùng người chồng thô lỗ, cục mịch.
Vòng Xoay Cám Dỗ là vòng xoay cuộc đời của Ginny - Kate Winslet với những xung đột đầy nội tâm, gập ghềnh và khắc nghiệt. Câu chuyện trở nên phức tạp hơn khi cô phải lòng Mickey - chàng cứu hộ điển trai do Justin Timberlake thủ vai.
Lãng mạn, đầy thơ mộng, nhưng cũng không kém phần kịch tính, hồi hộp bởi những mâu thuẫn trong phim, Wonder Wheel – Vòng Xoay Cám Dỗ chắc chắn sẽ đem đến cho người xem trải nghiệm cảm xúc thú vị và trở thành lựa chọn không thể bỏ qua của khán giả vào cuối tuần này.
Theo GameK
(责任编辑:World Cup)