Sự cố trên tuyến cáp quang biển quốc tế AAE_soi keo olympiacos

时间:2025-01-26 17:15:46 来源:Betway

Cùng với 4 tuyến cáp quang biển quốc tế khác là AAG,ựcốtrêntuyếncápquangbiểnquốctếsoi keo olympiacos APG, SMW3 và IA (còn gọi là cáp Liên Á), Asia Africa Europe 1 (AAE-1) cũng là 1 trong 5 tuyến cáp biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế.

Được đưa vào khai thác, sử dụng chính thức từ khoảng giữa năm 2017, tuyến cáp quang biển AAE-1 giữ vai trò là tuyến góp phần nâng cao chất lượng kết nối Internet hướng đi châu Âu, Trung Đông, đồng thời cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc), Singapore.

Cũng như các tuyến cáp quang biển khác, cáp AAE-1 đã nhiều lần gặp sự cố, gây gián đoạn dịch vụ trên tuyến và ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet quốc tế.

Trong lần gần đây nhất, tuyến cáp quang biển AAE-1 gặp sự cố vào sáng 27/9, làm mất dung lượng trên hướng cáp kết nối đi Singapore của tuyến này.

cap-quang-bien-1-1365.jpg
AAE-1 là 1 trong 5 tuyến cáp biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế. (Ảnh minh họa: Internet)

Trong thông tin vừa chia sẻ với VietNamNet, đại diện một ISP tại Việt Nam cho biết, hiện đơn vị quản lý tuyến cáp biển AAE-1 đã thông báo với các nhà mạng Việt Nam về kế hoạch dự kiến sửa chữa, khắc phục sự cố trên tuyến cáp quang biển này.

Theo đó, sự cố trên tuyến cáp AAE-1 sẽ bắt đầu được sửa từ ngày 23/11 và dự kiến hoàn thành công tác khắc phục, khôi phục hoàn toàn kênh truyền trên tuyến vào ngày 28/11.

Với việc cáp biển AAE-1 đã có lịch sửa chữa, dự kiến vào cuối tháng 11 này, cả 5 tuyến cáp biển chiếm phần lớn băng thông kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế sẽ đều được duy trì hoạt động bình thường.

Theo các chuyên gia, mỗi khi có thêm tuyến cáp biển được phục hồi, khôi phục hoạt động bình thường thì chất lượng dịch vụ Internet Việt Nam sẽ cải thiện do các ISP có nhiều lựa chọn kết nối hơn và độ trễ tốt hơn so với khi phần lớn lưu lượng chạy qua cáp đất liền. Đặc biệt, các nhà mạng có thể linh hoạt hơn trong việc điều hướng lưu lượng, đảm bảo chất lượng dịch vụ và trải nghiệm cho người dùng.

nguoi-dung-internet-1-1.jpg
Sau khi AAE-1 hoàn thành việc sửa chữa, áp lực của các nhà mạng trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet đi quốc tế sẽ tiếp tục giảm. (Ảnh minh họa: M.Sơn)

Như VietNamNet đã liên tục cập nhật thông tin, trong tháng cuối năm 2022 và các tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã phải đối mặt với tình huống khá hy hữu là cả 5 tuyến cáp biển mà các nhà mạng Việt Nam tham gia khai thác, sử dụng gồm AAG, SMW3, Liên Á (IA), AAE-1 và APG cùng gặp sự cố. Tình huống này đã cho thấy sự cần thiết phải có quy hoạch, tính đến việc đa dạng các hướng, tuyến kết nối của các tuyến cáp biển cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững của hạ tầng số.

Trong thông tin chia sẻ với phóng viên VietNamNet hồi cuối tháng 9, đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết cơ quan này đang thực hiện nhiệm vụ Lãnh đạo Bộ TT&TT giao, đó là xây dựng dự thảo Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống cáp viễn thông kết nối Việt Nam đi quốc tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 

Dự kiến, đến cuối năm 2026 hệ thống cáp biển kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế sẽ có thêm 3 tuyến ADC, SJC2, ALC có các doanh nghiệp viễn thông trong nước tham gia đầu tư được đưa vào sử dụng. Mục tiêu đến năm đến năm 2030 số tuyến cáp biển mà các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tham gia đầu tư thêm tối thiểu 6 tuyến, trong đó có 3 tuyến do doanh nghiệp Việt chủ trì.

Ngoài ra, việc định hướng các nhà mạng xây dựng cáp đất liền kết nối quốc tế để có phương án đáp ứng dự phòng cho cáp biển cũng đã được Bộ TT&TT tính đến. Việc này cũng nhằm góp phần đảm bảo tính an toàn, bền vững của hệ thống cáp viễn thông kết nối từ Việt Nam đi quốc tế.

Theo số liệu của Speedtest, trong tháng 10/2023, tốc độ truy nhập Internet băng rộng di động của Việt Nam là 44,13 Mbps, tăng 11,78% so với cùng kỳ năm ngoái, xếp hạng 58, cao hơn tốc độ truy nhập trung bình thế giới gần 1 Mbps. Tốc độ băng rộng cố định của Việt Nam là 94,45 Mbps, tăng 18,14% so với cùng kỳ năm 2022, xếp hạng 46, cao hơn tốc độ trung bình thế giới gần 11,7 Mbps.

Trong Chỉ thị 01 định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2023 và giai đoạn 2024 – 2025, Bộ TT&TT đã xác định rõ các định hướng cho giai đoạn đến năm 2025 ở lĩnh vực viễn thông, đó là triển khai phát triển hạ tầng viễn thông theo quy hoạch ngành TT&TT, chiến lược hạ tầng số, thúc đẩy phát triển IDC, điện toán đám mây ở Việt Nam, tuyến cáp quang biển do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ; mở rộng kết nối Internet khu vực và quốc tế, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm kết nối khu vực; triển khai rộng rãi công cụ thuần Việt đo kiểm tốc độ, chất lượng kết nối Internet Việt Nam, đánh giá chính xác và đảm bảo hạ tầng kết nối bằng chính trải nghiệm của người sử dụng....

推荐内容