Ngày ấy (19-5-1959),ùngkýứcTrườngSơgiải đan mạch theo Chỉthị của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thường trực Tổng Quân ủy Trung ươngchính thức giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác đặc biệt” mở đường Trường Sơn chiviện cho chiến trường miền Nam. Biên chế ban đầu của Đoàn là 500 cán bộ, chiếnsĩ, lấy phiên hiệu là Đoàn 559.
Giai đoạn đầu oai hùng
Ngày 19-5-1959, tuyến giao liên vận tải quân sự TrườngSơn chi viện cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ được phát lệnh mở đường. Từ đó đếnngày giải phóng (30-4-1975), đường mòn Trường Sơn đã trở thành con đường huyềnthoại của lịch sử dân tộc, không chỉ bởi chiều dài của nó vượt đại ngàn miềnTrung, mà nghị lực lao động, tinh thần chiến đấu, hy sinh của hàng chục vạn conngười mở đường, đã trở thành biểu tượng sâu sắc của lòng yêu nước.
Vận chuyểnhàng hóa, vũ khí trên đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh hùng vĩ
Ông Vương Xuân Đông, Phó Chủ tịch Hội Truyền thốngTrường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tỉnh Bình Dương kể lại, đầu tháng6-1959, Đoàn 559 tổ chức khảo sát mở tuyến vào Nam bắt đầu từ Khe Hó (thuộc xãVĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) phát triển về hướng Tây Nam, điểm đặttrạm cuối cùng là Pa Lin, kế cận trạm tiếp nhận của Liên khu 5. Những ngày đầutiên khai phá đường mòn Trường Sơn, bộ đội ta đã bí mật vạch tuyến đường điqua những vùng núi hiểm trở, cheo leo. Phương châm hoạt động lúc đó là: “Tuyệtđối bí mật và an toàn, tránh địch lánh dân”, với khẩu hiệu “Đi không dấu, nấukhông khói, nói không tiếng”. Lực lượng ban đầu của Đoàn 559 gồm 500 cán bộ, chiếnsĩ được tuyển chọn từ các sư đoàn miền Nam tập kết, chủ yếu của Liên khu 5, rồitổ chức thành tiểu đoàn vận tải - giao liên, lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 301,cùng với một số bộ phận như: bao gói hàng, sửa chữa vũ khí, bảo quản kho, chếbiến thực phẩm và một số trợ lý cần thiết ở cơ quan Đoàn bộ. Sau mấy tháng băngđèo, lội suối, soi đường, đặt trạm, mở hành lang; đến ngày 13-8-1959, chuyếnhàng đầu tiên vượt Trường Sơn. Sau 8 ngày đêm, chuyến hàng đầu tiên đã giaohàng cho khu 5 tại Tây Trị Thiên, trong sự vui sướng của cả hai bên giao nhận.
Giai đoạn đầu hoạt động, những con đường mòn bí mậtxuyên rừng rậm, núi cao, tuyến vận tải chiến lược đã phát triển thô sơ bằnggùi, xe thồ, nhỏ lẻ, cung ngắn; đến khi cách mạng miền Nam phát triển, nhu cầuvận tải ngày càng lớn, những phương thức vận tải thô sơ bất cập, chính vì vậy,Trung ương Đảng chỉ thị: Hơn bao giờ hết hậu phương miền Bắc phải dồn sức chotiền tuyếnmiền Nam, tuyến đường 559 phải nhanh chóngchuyển sang phương thức vận tải cơ giới (năm 1961). Từ đó, lực lượng cũng khôngngừng tăng theo cấp số nhân.
Những kỳ tích phi thường
Với khẩu hiệu, nhằm thẳng quân thù mà bắn, quay nòngpháo theo bánh xe lăn, máu có thể đổ, đường không tắc, còn người, còn xe, cònhàng, tất cả vì miền Nam ruột thịt... đã làm nên một con đường huyền thoại…Trong 16 năm (1959-1975), bộ đội Trường Sơn hình thành 5 tuyến đường dọc và 21hệ trục đường ngang, kết thành mạng lưới giao thông liên hoàn với tổng số 216con đường, có chiều dài tổng cộng hơn 20.000km. Riêng tuyến đường ống xăng dầudài 5.000km từ Lạng Sơn (đoạn qua Trường Sơn dài 1.700km) vào tận Bù Gia Mập(miền Đông Nam bộ), một hệ thống kho chứa nhiên liệu gần 30.000 tấn và tuyến vậntải trên sông sang tận Campuchia là những kỳ tích phi thường. Trên tuyến đườngTrường Sơn, chúng ta đã đưa vào chiến trường miền Nam 3 triệu tấn hàng hóa, vũkhí, quân dụng và 5,5 triệu lít xăng dầu; đưa đón hơn 2 triệu lượt cán bộ, chiếnsĩ vào Nam, ra Bắc. Các lực lượng trên toàntuyến rất quả cảm “mở đường mà đi, đánh địch mà đi”, vượt qua gian nan, thửthách, xả thân hy sinh, kiên cường đánh trả 733.000 trận oanh tạc ngăn chặn khốcliệt bằng không quân của đế quốc Mỹ, bắn rơi 2.455 máy bay các loại.
Ông Hoàng Ngọc Xuân, ngụ phường Bình Hòa, TX.Thuận Annhớ lại: năm 1967, tôi theo đường Trường Sơn vào Nam. Tôi ở đoàn pháo binh đểkhông phải đi bộ, mà đi bằng xe. Đi xe không mệt nhưng không kém phần nguy hiểm,4 - 5 lần xe lật do đường trơn trượt nhưng may mắn không sao. Điều tôi nhớ nhấtlà nạn đói. Mỗi ngày tiêu chuẩn 200 gam gạo, ngoài ra, tự kiếm gì ăn nấy. Tộinhất là mấy cô thanh niên xung phong, lúc nào cũng thấy bóng dáng mấy cô. Khithì đào đường, khi thì lấp hố… trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt.
Còn ông Lê Khắc Hải, ngụ phường Phú Lợi, TP.TDM chiasẻ: tôi 3 lần viết đơn tự nguyện mới được tham gia bộ đội. Bởi bố tôi là dâncông tiếp vận mất thời kỳ chống Pháp, tôi là con một nên được miễn đi bộ đội.Nhưng hồi ấy, khí thế ra quân hùng hồn lắm nên ai cũng muốn được làm anh “Bộ độiCụ Hồ”. Nhưng nói thật, khi đi đường Trường Sơn mới thấm. Trên đầu thì bom đạn,dưới thì vắt, muỗi cắn. Nhiều lúc phải lấy quần áo, tư trang đổi cơm. Mưa rừng,sốt rét… nhiều người phải hy sinh. Tôi cũng vậy, cứ 1 ngày khỏe đi, 1 ngày bệnhđồng đội phải khiêng, có khi nằm lại trạm giao liên. Nhưng phải nói, bộ đội TrườngSơn đã thấm nhuần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nêu cao tinh thần yêunước, dũng cảm kiên cường, vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh, khó khăn ác liệtđể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mở đường, đánh thắng cuộc chiến tranh ngăn chặncủa đế quốc Mỹ.
Những chiến công nhớ mãi
Trong suốt 16 năm, hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ,thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… không chỉ ngoan cường mở đường, bámđường, mà còn kiên cường, dũng cảm chống trả biệt kích, thám báo, đập tan cácchiến dịch lớn như: Đường 9 - Khe Sanh (QuảngTrị), cuộc hành quân Lam Sơn 719 và chiến dịchĐường 9 - Nam Lào đãtiêu diệt, bắt sống gần20.000 tên địch. Nhờ tuyến đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh lịch sử mà quânđội ta đã thực hiện thành công những cuộchành quân lớn, cùng xe tăng, pháo binh hạng nặng vào tận chiến trường Tây nguyên, bất ngờ mở màn chiến dịch Tâynguyên, mởđầu làtrận đánh chiếm TX.Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắc Lắc (10- 3-1975); lần lượt đập tan các sưđoàn, quân khu, quân đoàn ngụy, thần tốc tiếnvào Sài Gòn,giải phóng hoàn toàn miền Nam, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,mùa xuân năm 1975, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
38 năm sau ngày đất nước được hoàn toàn thống nhất,đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh lại mang trên mình sứ mệnh lịch sử mới,con đường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chính thứctrở thành một tuyến đường Quốc lộ Bắc - Namhiện đại, phục vụ cho khát vọng vươn lên của một dân tộc trong thời kỳ hội nhậpquốc tế và phát triển của đất nước. Năm tháng sẽ qua đi, nhưng đường Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh lịch sửsẽ mãi mãi là niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của lớplớp cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đường Trường Sơnnăm xưa; là bài học và những giá trị lịch sử để lại cho thế hệ trẻ không nhữnghôm nay và mãi mãi về sau.
THUTHẢO