Thực ra,ôngquyếtnổinêncấkết quả bóng đá nauy Nga đã từng thảo luận về vấn đề này song chưa đi đến quyết định cuối cùng. Hãng tin ITAR-TASS của Nga cho biết chính phủ muốn cấm Skype và các dịch vụ tương tự. Ít nhất là từ năm 2009, Nga đã cố gắng tìm hiểu xem họ nên làm gì với Skype, khi mà Công đoàn các nhà công nghiệp và các công ty của Nga nói rằng dịch vụ gọi điện thoại internet “vi phạm các lợi ích của nhà mạng Nga”. Trung tâm vấn đề của cuộc tranh cãi lâu dài này là doanh thu bị sụt giảm. Các nhà mạng Nga đã mất nhiều doanh thu khi người dân sử dụng Skype thay vì mạng lưới của họ. Họ cũng mất các loại phí kết nối, đây là mức phí mà các nhà mạng nhận được của các mạng lưới nước ngoài khi họ kết nối cuộc gọi từ nước ngoài. Tuy nhiên, những tranh luận và lo ngại mang tính thương mại đó không nhận được sự cảm thông của các nhà lập pháp. Vì thế năm 2014, cũng như đã từng xảy ra vào năm 2009 và năm 2011, cuộc tranh luận lại quay về vấn đề an ninh của các dịch vụ như Skype. Theo Moscow Times, những người đặt ra vấn đề hạn chế đối với Skype cho rằng Skype và các dịch vụ gọi điện qua Internet làm gia tăng khủng bố, buôn lậu thuốc phiện, spammer do các cơ quan chức năng không thể theo dõi được. |