Từ một xã nông nghiệp lạc hậu,òachuyểnmìlịch thi đấu u19 châu a hôm nay Long Hòa hôm nay đã chuyển mình đi lên mạnh mẽ và đang trên đường phấn đấu trở thành thị trấn - đô thị loại 5 của huyện Dầu Tiếng.
Về Long Hòa hôm nay, ai ai cũng dễ dàng nhận thấy bộ mặt nông thôn của xã thay đổi rõ rệt. Những năm trước đây, Long Hòa là địa phương còn gặp nhiều khó khăn, giao thông cách trở, thì nay diện mạo của xã đã có nhiều thay đổi. Đường sá khang trang, nhiều công trình hạ tầng được xây dựng khá đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Long Hòa cho biết, xác định được thế mạnh chủ lực là từ đất đai, cấp ủy và chính quyền địa phương đã lãnh đạo nhân dân tích cực thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Đảng bộ và chính quyền xã Long Hòa tiến hành thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; từ đó giúp cuộc sống người dân có những đổi thay nhanh chóng. Từ một vùng đất mà cuộc sống người dân còn thiếu thốn, đến nay về Long Hòa đường sá đã được trải nhựa, điện đã có hầu hết ở nhà dân. Nhiều hộ gia đình sắm được xe ô tô và nhiều phương tiện đắt tiền khác.
Trang trại nấm của bà Nguyễn Thị Minh Tấn, một mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại xã Long Hòa.Ảnh: Đ.H
Trò chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Hòa phấn khởi cho biết, chỉ trong vài năm trở lại đây bộ mặt nông thôn Long Hòa đã có nhiều khởi sắc. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Mặc dù giá cao su tiểu điền trong những năm qua giảm mạnh nhưng nhờ sự năng động của chính quyền cũng như sự mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên đời sống nhân dân vẫn không ngừng phát triển đi lên.
Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 31 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, thời gian qua tỷ trọng thương mại dịch vụ trên địa bàn xã ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế, trở thành lĩnh vực thu hút nhiều hộ gia đình tham gia. Kinh tế thương mại, dịch vụ phát triển đã góp phần tạo cho bộ mặt nông thôn của xã Long Hòa ngày càng nhộn nhịp sầm uất.
Chúng tôi ghé thăm nhà chị Nguyễn Thanh Hồng, chủ cửa hàng buôn bán tạp hóa ở trung tâm xã. Chị Hồng quê ở miền Trung. Mấy chục năm trước, thực hiện chủ trương đi xây dựng kinh tế mới của Nhà nước, chị Hồng cùng gia đình chọn vùng đất Sông Bé để lập nghiệp. Ban đầu khởi nghiệp bằng nghề nông, làm thuê, cuốc mướn, đời sống vô cùng khó khăn. Nhưng bằng sự cần cù lao động, gia đình chị đã từng bước vươn lên trong cuộc sống. Nắm bắt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm gần đây, chị Hồng mạnh dạn đầu tư kinh doanh thay vì tập trung phát triển nông nghiệp như trước đây. Ban đầu là tiệm buôn bán nhỏ, dần dần chị đã trở thành hộ gia đình kinh doanh khá thành công. Tâm sự với chúng tôi, chị Hồng nói rằng cuộc sống muốn thoát nghèo trước hết là sự nỗ lực miệt mài lao động, đồng thời trong làm ăn kinh doanh phải biết nhanh nhạy, mạnh dạn và luôn tìm tòi suy nghĩ cách làm mới. Chị Hồng là một trong những người xa quê thành công trên vùng đất mới.
Về Long Hòa hỏi thăm bà Nguyễn Thị Minh Tấn, chủ trang trại nấm Tấn Hưng hầu như ai cũng biết. Cũng như chị Hồng, bà Minh Tấn cũng quê miền Trung, xuất thân trong gia đình có nhiều cống hiến cho cách mạng. Trong những năm chiến tranh, cha bà Minh Tấn là cán bộ tập kết, mẹ hy sinh tại quê nhà nên tuổi thơ của bà đã lưu lạc khắp nơi và cuối cùng cơ duyên đã đưa người phụ nữ này đến với mảnh đất Dầu Tiếng sinh sống. Cuộc sống khó khăn đã khiến bà Minh Tấn có nghị lực phi thường, trở thành người phụ nữ nổi tiếng ở đất Long Hòa. Trong 20 năm qua, biệt danh “vua nấm bào ngư” và những tên gọi đầy thán phục khác chính là nói về người phụ nữ giàu nghị lực này. Nói về nghề trồng nấm thành công ở Bình Dương hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thế nhưng, bà Minh Tấn là một ngoại lệ. 20 năm qua, bà đi từ thành công này đến thành công khác từ cây nấm mà bí quyết chỉ là lòng kiên trì, sự say mê nghiên cứu và kinh nghiệm sản xuất. Hôm nay trại nấm của bà Minh Tấn đã trở thành mô hình làm ăn hiệu quả của huyện Dầu Tiếng. Các loại nấm của bà như bào ngư, linh chi, tai mèo đã có mặt khắp thị trường các tỉnh trong khu vực. Hiện nay trang trại của bà là nơi cung cấp phôi giống cho thị trường cả nước, trong đó bà đang mở rộng thị trường ra tận Phú Quốc, Kiên Giang, Phú Quý, Bình Thuận… Không những làm ăn hiệu quả, bà Minh Tấn còn là người phụ nữ rất mẫu mực và là chỗ dựa tin cậy của nhiều lao động nghèo. Công việc sản xuất nấm tuy nhẹ nhàng và dễ làm nhưng bà Minh Tấn trả lương cho người lao động khá cao, từ 7 - 10 triệu đồng/người/tháng.
Là một xã có lợi thế về tiềm năng đất đai, Long Hòa đang từng ngày xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Ngoài bà Minh Tấn, tại xã còn có hơn 30 trang trại chăn nuôi gà, heo, trong đó trang trại nuôi gà công nghệ cao của ông Phạm Hoàng Oanh, một trong những trang trại quy mô, phát triển. Kinh tế trang trại phát triển đã thúc đẩy nền kinh tế của toàn xã ngày càng đi lên, góp phần vào thành tựu chung của xã trong những năm qua.
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Long Hòa, phát huy những thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Long Hòa tiếp tục nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được, phấn đấu tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm từ 7 - 8%, đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng/người/năm.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, huyện Dầu Tiếng đã xác định 4 trung tâm kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện là 4 đô thị: Thị trấn huyện lỵ Dầu Tiếng, thị trấn Bến Súc, Minh Hòa và Long Hòa. Trong đó đô thị Long Hòa dự kiến sẽ được thành lập, xây dựng phát triển từ trung tâm xã Long Hòa hiện nay, có chức năng của một đô thị với hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội và hạ tầng kỹ thuật đạt tiêu chí đô thị loại 5. Hiện nay, chính quyền xã đã và đang nỗ lực hoàn thiện các đề án quy hoạch để đến năm 2020 xã trở thành thị trấn, đô thị loại 5.