Công viên tí hon "Công viên" Mill Ends ở Portland,ôngviênbénhấtthếgiớirộngchưađầymétnhưngđượccảthànhphốnâbảng xếp hạng australia Oregon, Mỹ được ghi nhận là công viên nhỏ nhất thế giới, với đường kính chưa đầy 1 mét, chỉ đủ trồng một cây con. Tọa lạc ngay trên một tuyến đường trung tâm giữa Naito Parkway nhộn nhịp, công viên này chắc chắn không phù hợp với việc cắm trại hay dắt cún cưng đi dạo. Công viên Mill Ends được công nhận hành chính hợp pháp, có tên trong danh sách của Sở Công Viên & Giải Trí Portland. Ông Matt Ross, người làm việc tại Sở cho biết, Portland sở hữu hơn 200 công viên và các khu vực tự nhiên, trong đó có công viên Mill Ends. Công viên tí hon Mill Ends ra đời từ một sự tình cờ. Năm 1946, Dick Fagan, một cây bút của nhật báo Oregon, ngồi từ phòng làm việc trên tầng hai của mình nhìn ra đường phố. Ông phát hiện một điều thú vị, là trên vạch ngăn cách hai làn đường có một cái hố có đường kính gần 1 mét, nơi người ta dự định xây một cây đèn đường. Tuy nhiên sau đó không có một cây đèn đường nào xuất hiện, và từ lỗ thủng ấy, những cây non bắt đầu nảy mầm. Ông Fagan đã quyết định biến nó thành một nơi để trồng hoa và tổ chức các cuộc đua ốc. Ông quyết định gọi đó là công viên Mill Ends. Ông thậm chí còn lập ra một mục mới tên "Mill Ends" trên tờ nhật báo của mình, kể những câu chuyện li kì xung quanh nó. "Mill Ends" là một thuật ngữ chỉ những phế liệu gỗ còn sót lại. Một công viên như bao công viên khác Sau khi Fagan qua đời vào năm 1969, người dân địa phương vẫn chăm sóc và giữ gìn tinh thần của công viên. Chính quyền thành phố cũng sắp xếp lịch bảo trì thường xuyên, thuê người làm cỏ và tưới nước cho mảng xanh đặc biệt này. Mọi người còn đề xuất nhiều ý tưởng độc đáo và có phần… kì quặc để cải thiện khu đất: làm bể bơi mini, làm trang trại nuôi cừu, thậm chí là tổ chức biểu tình siêu nhỏ… Ngày 20/4 vừa qua, ai đó còn trồng cả cần sa vào mảnh đất, và tất nhiên thành phố đã nhanh chóng nhổ bỏ. Người dân lẫn khách du lịch đều rất thích thú trước công viên nhỏ bé này, không chỉ vì kích thước đặc biệt, mà còn vì ý nghĩa ra đời của nó: Tận dụng hiệu quả những không gian dư thừa và trân trọng những mảng xanh dù là nhỏ bé nhất. Theo GenK |