Thiên thạch Carancas đã gây khó hiểu với các chuyên gia vũ trụ kể từ khi nó lao xuống vùng cao nguyên ở Peru năm 2007. Làm thế nào thiên thạch này có thể rơi xuống Trái đất mà không cháy tan,íẩnthiênthạchCarancasphátracănbệnhlạbong da moi và căn bệnh khó hiểu dường như phát ra từ "tảng đá trời" quét qua một ngôi làng gần đó, là hai câu hỏi vẫn chưa có lời đáp dù hơn một thập kỷ đã trôi qua. Vị khách lạ ở Carancas Vào ngày 15/9/2007, ngôi làng nhỏ Carancas ở vùng núi cao hẻo lánh của Peru đã đón một vị khách bất ngờ khiến dân làng và chính quyền địa phương hoang mang. Ban đầu, những người dân địa phương tò mò đổ tới đã không tìm thấy bất cứ thứ gì ngoại trừ một miệng hố sâu chừng 6 mét, rộng 30 mét mà thiên thạch đã "đào" xuống mặt đất. Nó nhanh chóng được lấp đầy bởi nước ngầm. "Vị khách không mời" hoá ra là một thiên thạch, đúng hơn là một tảng chondrite (thạch đá chưa biến đổi do sự tan chảy hay biến thái của vật thể mẹ), với kích cỡ như một chiếc bàn ăn nhỏ, nặng chừng 12 tấn. Một phân tích các mảnh vỡ từ tảng thiên thạch đã phát hiện các khoáng chất như olivine, pyroxene và fenspat.
Trước khi thiên thạch đáp xuống vào lúc 11h45, các nhân chứng nói rằng họ đã nhìn thấy một vật thể bốc lửa băng qua bầu trời. Rõ ràng, nó cháy đủ sáng để cư dân ở Desaguadero, một thành phố nằm cách Carancas gần 20km, cũng quan sát được giữa ban ngày. Các nhà khoa học xác định thiên thạch Carancas đã tới từ một vành đai tiểu hành tinh cách Trái đất khoảng 110 triệu dặm, trôi nổi giữa sao Hỏa và sao Mộc. Đó là một trong những thiên thạch lớn nhất đáp xuống Trái đất theo những dữ liệu gần đây. Thiên thạch đã bay với vận tốc khoảng 16.000 km/h khi nó lao vào Trái đất. Chấn động từ vụ va chạm được một trạm theo dõi siêu âm ghi nhận ở khắp nơi tại nước láng giềng Bolivia. Điều đặc biệt là hầu hết các thiên thạch đều vỡ thành mảnh vụn và cháy tan trước khi có thể chạm tới mặt đất, nhưng thiên thạch rơi xuống Carancas thì hầu như còn nguyên vẹn. “Thiên thạch này lao xuống Trái đất với tốc độ 3km/giây, phát nổ và tự vùi mình vào lòng đất”, ông Peter Schultz, Giáo sư khoa học địa chính trị từng đến hiện trường 2 tháng sau vụ va chạm, cho biết.
Một thiên thạch chondrite đã khiến các nhà khoa học bối rối, nhưng những sự kiện khác xảy ra sau vụ va chạm còn gây ra nhiều bí ẩn hơn nữa với họ. Căn bệnh lạ Do khu vực nơi thiên thạch rơi xuống là một vùng núi tách biệt, những người đầu tiên đến được hiện trường là dân địa phương. Gregorio Urury, một nông dân ở Carancas, thuộc cộng đồng người bản địa Aymara, là một trong những người đầu tiên nhìn thấy miệng hố thiên thạch. Linh cảm rằng vụ việc cần được báo cho chính quyền, Urury đã lái xe máy đến Desaguadero để báo cảnh sát. Nhưng khi anh quay trở lại hiện trường thì hàng chục dân làng đã tập trung ở đó. Tò mò về miệng hố sâu với một tảng đá lạ chìm dưới nước, người dân địa phương đã thu nhặt các mảnh đá vỡ ra từ thiên thạch. Theo các nhân chứng, nước trong miệng hố thiên thạch khi đó còn đang sôi nóng và mùi lưu huỳnh nồng nặc toả trong không khí. Những mảnh đá màu đen mà người dân nhặt được dường như cũng đang phát ra khói. Chỉ vài giờ sau, những báo cáo đầu tiên về việc người dân trong làng ngã bệnh bắt đầu xuất hiện. Nhiều người nghi ngờ thiên thạch có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Một tin đồn nhanh chóng lan đi cho rằng mảnh thiên thạch nhiễm độc, hoặc bị nguyền rủa là nguyên do khiến người dân đổ bệnh hàng loạt. Nhiều người thấy buồn nôn, chóng mặt, đau đầu và nôn mà không có nguyên nhân rõ ràng. Các bệnh viện trong khu vực cũng nhanh chóng đầy chặt bệnh nhân nhiễm căn bệnh bí ẩn. Thị trưởng thành phố chủ quản của Carancas, ông Nestor Quispe cho biết, các bệnh nhân bị đau đầu, đau mắt, da bị kích ứng, buồn nôn và ói mửa. Theo báo cáo của hãng thông tấn chính thức Peru, Andina, có tổng cộng 200 người xuất hiện các triệu chứng khác nhau đã được các bác sĩ khám, trong khi 15 bệnh nhân tiếp xúc gần nhất với thiên thạch được lấy mẫu máu để phân tích. Tệ hơn nữa là những báo cáo về việc gia súc bị chảy máu cam, một số đã chết bất thường. Dân làng còn lo ngại nguồn nước ở địa phương đã không còn an toàn để uống và đổ lỗi cho "vị khách lạ" từ bầu trời. Những giả thuyết đằng sau bệnh lạ “do thiên thạch”
Trên thực tế, quan niệm mê tín về các thiên thể đã tồn tại suốt chiều dài lịch sử cổ đại ở các nền văn hóa khác nhau. Người Aztec tin rằng vị thần Quetzalcoatl gắn với sao Kim, có khả năng tiên đoán tương lai, trong khi người La Mã tin rằng chiến thắng mà họ có được là nhờ sở hữu một mảnh thiên thạch, được tôn sùng là “Cây kim của Cybele”. Trong các ghi chép lịch sử của Hy Lạp và Trung Quốc cổ đại, các sự kiện “đá rơi” cũng được ghi chép và được tin là ảnh hưởng tới những biến cố của thế giới. Ở Carancas, sự xuất hiện của thiên thạch đã kích động nỗi sợ hãi mê muội. Các nhà khoa học địa phương như kỹ sư địa chất Lusia Macedo đã cố gắng trấn an dân làng, xoa dịu nỗi sợ của họ về một thảm hoạ diệt vong sắp xảy ra. Thị trưởng Carancas Maximiliano Trujillo đã triệu tập cuộc họp công khai với khoảng 800 người để nghe giải thích từ các nhà khoa học về thiên thạch. Nhưng một số người vẫn không tin, cho rằng tảng đá vũ trụ bị các thần linh “yểm bùa” là một điềm xấu cho tương lai. Rốt cuộc, thị trưởng Carancas đã phải thực hiện một biện pháp truyền thống để giảm bớt những lo ngại của cộng đồng. Ông Trujillo yêu cầu Marcial Laura Aruquipa, một trong hai pháp sư cuối cùng còn lại trong làng, thực hiện nghi thức tế lễ với hy vọng trấn an người dân rằng thiên thạch không gây nguy hiểm. Các chuyên gia sau đó cho rằng nguyên nhân gây ra căn bệnh lạ liên quan đến thiên thạch Carancas là thạch tín đã thấm vào nước ngầm và bốc hơi do sức nóng của thiên thạch trước va chạm. Thạch tín bay vào không khí dưới dạng khí và khiến những người tiếp xúc gần với thiên thạch bị những triệu chứng nhiễm độc. Mặc dù giả thuyết này nghe có vẻ hợp lý, nhưng các chuyên gia khác lại chỉ ra rằng các thiên thạch rơi xuống Trái đất thường không được thấy phát ra nhiệt độ cao hoặc bất kỳ mùi nào như người dân địa phương chứng kiến với thiên thạch Carancas. Vì thế vụ việc đã khép lại nhưng vẫn là một bí ẩn với nhiều người. Theo baotintuc.vn |