Mức học bổng này bao gồm toàn bộ học phí và hầu hết chi phí sinh hoạt khi theo học tại Yale - một trong tám trường Ivy League danh giá,ệttrúngtuyểnĐHYalevớihọcbổngtỷđồmu vs nottingham forest trực tiếp nổi tiếng toàn thế giới bởi chất lượng đào tạo vượt trội và tỷ lệ trúng tuyển rất thấp chỉ 4%.
Sáng 29/3, Đức Anh nhận được thông tin trúng tuyển trong niềm hạnh phúc vỡ òa: “Cả nhà em dậy từ 5h30 ngồi quây xung quanh máy tính hồi hợp chờ kết quả. Mở thư trúng tuyển từ ĐH Yale, em hạnh phúc và xúc động bởi tất cả những cố gắng, nỗ lực trong suốt thời gian dài cuối cùng cũng được đền đáp. Ba mẹ em cũng khóc trong niềm hạnh phúc vỡ òa”.
Đức Anh cho hay, có lẽ bộ hồ sơ của mình được hội đồng tuyển sinh đánh giá cao bởi mang đậm màu sắc cá nhân cũng như nổi bật những giá trị mà ngôi trường đại học này muốn hướng tới.
Trong đó, khả năng lãnh đạo (Leadership) và tư duy muốn tạo nên sự thay đổi (Changemaker mindset) là 2 giá trị được Đức Anh thể hiện xuyên suốt bộ hồ sơ, từ các bài luận cho đến từng hoạt động ngoại khóa.
Em tiên phong trong việc đưa hoạt động tranh biện về với Vũng Tàu (thông qua dự án Vung Tau Debate Community), tiên phong trong việc hướng tới bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa thành phố biển (dự án Vung Tau Traditional Crafts),…
Đức Anh cho hay, trước đến nay, Bà Rịa - Vũng Tàu nơi mà em sinh sống, vốn không nổi bật về việc học sinh du học hay về các hoạt động ngoại khóa.
“Nơi em sống, đa phần học sinh, sinh viên khi nói đến các hoạt động ngoại khóa sau giờ học thường chỉ có những lựa chọn rất truyền thống như chơi thể thao, ca nhạc... Những hoạt động như tranh biện chưa có, ít được nhắc đến và hầu hết các bạn đều cảm thấy lạ lẫm với những khái niệm mới mẻ này”, Đức Anh nói.
Là người luôn tò mò và muốn khám phá những điều mới mẻ xung quanh, trong một lần đến TP.HCM, Đức Anh đã biết đến hoạt động tranh biện và nhận ra rằng địa phương nơi mình sinh sống có nhiều thiệt thòi so với những thành phố lớn.
Nhận thức được điều đó, về TP Vũng Tàu, Đức Anh ấp ủ mong muốn làm sao có thể giúp các bạn học sinh ở địa phương có cơ hội được tiếp cận với hoạt động ngoại khóa thú vị và phong phú tương tự các học sinh ở các tỉnh, thành lớn khác.
Sau đó, Đức Anh đã khởi xướng dự án về tranh biện và cũng nhờ đó mang khái niệm tranh biện gần hơn đến các bạn ở tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu. “Có thể nói dự án mà em khởi xướng là dự án tranh biện đầu tiên và duy nhất đang hoạt động cho đến thời điểm hiện tại của Bà Rịa - Vũng Tàu”, nam sinh chia sẻ.
Đáng chú ý, vào tháng 8/2023, Đức Anh cùng các bạn trong dự án của mình đã tổ chức sự kiện “Trại hè Tranh biện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mở rộng” với số lượng người tham gia lên đến hơn 200, diễn ra trong 4 ngày.
“Ở sự kiện này, chúng em đã mời và thuê những huấn luyện viên có kinh nghiệm đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau tới để huấn luyện cho các bạn tham gia. Kỷ niệm làm em vui nhất có lẽ là sau sự kiện, có một em học sinh lớp 10 đã đến nói chuyện riêng với em bày tỏ ấn tượng đặc biệt với hoạt động này và mong muốn có thể tiếp tục mang mô hình này về trường để tổ chức và phát triển thành một câu lạc bộ mới ở trong chính trường của em ấy.
Câu chuyện nhỏ này không khỏi khiến em xúc động, bởi nó là minh chứng cho việc em đã thắp lên được ngọn lửa đam mê tranh biện, và bạn học sinh đó sẽ tiếp tục là một trong vô số những người truyền lửa, truyền động lực và lan tỏa những đam mê đó tới nhiều bạn trẻ khác ở ngôi trường của mình”, Đức Anh kể.
Dự án tranh biện chỉ là một trong nhiều những hoạt động ngoại khóa mà Đức Anh đã tổ chức và tham gia xuyên suốt những năm THPT, với mong muốn thay đổi và tạo tác động tích cực, bền vững đến cho cộng đồng quê hương.
Ngoài ra, em còn là nhà sáng lập của 3 dự án xã hội khác: 1 dự án hướng tới việc bảo tồn và phát triển ngành thủ công sản phẩm ốc truyền thống của Vũng Tàu, 1 dự án thiện nguyện hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và 1 dự án giúp giáo dục cho học sinh - sinh viên kiến thức liên quan đến kinh tế - tài chính.
Bối cảnh sinh sống, tư duy muốn mang những điều tinh hoa ở ngoài về để thay đổi cộng đồng, và niềm khát khao trở thành một nhà lãnh đạo có thể tạo tác động, giúp ích cho những người xung quanh là những điều được Đức Anh chia sẻ trong bài luận gửi đến ĐH Yale.
Ngoài bài luận và các hoạt động ngoại khóa, kết quả học tập của Đức Anh cũng rất ấn tượng: điểm trung bình học tập 3 năm THPT đều đạt từ 9,7 trở lên; điểm SAT 1.530; IELTS 7.5; và là học sinh giỏi môn Toán cấp tỉnh 3 năm liền (giải Ba lớp 10; giải Nhì lớp 11 và 12), giải Nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh,...
Đức Anh cho rằng, việc mỗi người tìm ra được những bộ môn, lĩnh vực mà bản thân đặc biệt yêu thích, đam mê và theo đuổi nó là một điều rất quan trọng.
“Bởi phải thực sự thích một điều gì đó, chúng ta mới có động lực để theo đuổi nó; để tìm tòi bất chấp thời gian hay mệt mỏi,... Em tin rằng kể cả xuất phát điểm có thể không quá tài giỏi về một lĩnh vực nào đó, nhưng với đam mê, mọi người đều sẽ đạt được những thành tựu nhất định”.
Để vừa đảm bảo điểm số tốt trên lớp vừa tham gia các hoạt động ngoại khóa hay cả các cuộc thi về học thuật, Đức Anh cho hay cần phân bổ thời gian khoa học và sắp xếp công việc theo mức độ ưu tiên. Em thường lập nên những kế hoạch, thời gian biểu cho những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. “Em đề ra những mục tiêu trong 1 tuần, 1 tháng và cả những mục tiêu trong 1 quý, 1 năm.
Em cũng phân chia rõ ra công việc nào cần ưu tiên trước thì làm trước, mức độ ưu tiên giảm thì làm sau. Với mỗi công việc, em cũng đặt ra mức thời gian ước lượng cần để hoàn thiện. Việc đặt ra những mục tiêu, cột mốc như vậy sẽ giúp em tối ưu hóa được thời gian của mình”, Đức Anh chia sẻ.
Theo Đức Anh, thành công không phải chỉ là khi đạt được mục tiêu còn là khi bản thân có thể tạo nên tác động xã hội và giúp ích cho mọi người xung quanh bằng chính sự thành công của mình. Đây cũng là giá trị mà các trường thuộc khối Ivy League, đặc biệt là ĐH Yale đánh giá rất cao.
Ở trường, Đức Anh cũng xuất sắc với vai trò Phó Bí thư Đoàn trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn ở 2 nhiệm kỳ liên tiếp lớp 11 và lớp 12. Em cũng là Phó Bí thư Đoàn trường trẻ nhất trong lịch sử trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, khi chỉ mới là học sinh lớp 11.
Cô Lữ Thị Trà Giang, Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, đánh giá Đức Anh là một học sinh giỏi toàn diện, sống tình cảm và luôn có ý chí cầu tiến. “Em thường đặt các mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống và lên kế hoạch cụ thể để đi đến những mục tiêu đó. Ngoài ra, em còn rất có khiếu lãnh đạo, luôn tạo được uy tín, niềm tin yêu ở bạn bè, tập thể lớp và thầy cô”, cô Giang nhận xét.
Ngoài ra, ba mẹ đều buôn bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ ốc ở Vũng Tàu, nên từ nhỏ, Đức Anh cũng có cơ hội được giúp việc ở cửa hàng như đón tiếp, mời khách mua hàng,...
Qua tiếp xúc và học hỏi, em cũng biết đến khái niệm kinh doanh từ sớm, cũng từ đó phát hiện và hình thành niềm yêu thích của mình. Em cũng từng tham gia và giành giải thưởng ở một số cuộc thi về khởi nghiệp, kinh doanh,... Yêu toán và thích lĩnh vực về kinh tế và kinh doanh, Đức Anh cũng chọn theo học ngành Kinh tế ở ĐH Yale và dự kiến lên đường du học vào tháng 8 tới.
Đức Anh cho hay, trước du học, em sẽ cố gắng tiếp tục duy trì và phát triển các dự án của mình. “Em không quan niệm tham gia những dự án, hoạt động ngoại khóa chỉ nhằm mục đích để “làm đẹp” hồ sơ du học.
Các trường không chỉ nhìn vào hoạt động ngoại khóa mà qua hoạt động ngoại khóa đó, hơn hết họ còn muốn tìm hiểu xem người ứng tuyển quan tâm đến vấn đề gì. Vì vậy, em vẫn luôn dành lời khuyên cho các lứa đàn em của mình là hãy tham gia những hoạt động ngoại khóa mà chính từ trong tâm mình thực thích và quan tâm”.