Hôm nay,ĐềxuấttíchhợpnộidungLuậtAnninhmạngvàoLuậtAntoànthôngtinmạbxh ukraina ngày 9/10/2017, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Hội Tin học Việt Nam (VAIP), Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) và Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức hội thảo góp ý hoàn thiện dự án Luật An ninh mạng.
Hội thảo có sự tham dự của Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng - Bộ Công an, đơn vị soạn thảo dự án Luật An ninh mạng; ông Ngô Trung Thành, đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; ông Cấn Văn Lai, Vụ trưởng Vụ Quốc phòng và An ninh, Văn phòng Quốc hội.
Trong phần thảo luận mở của buổi góp ý cho dự án Luật An ninh mạng, ông Bùi Đình Cường đến từ Công ty cổ phần An toàn thông tin MPF đã chia sẻ băn khoăn: hiện nay các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng đang đăng ký, xin cấp phép cung cấp dịch vụ với Bộ TT&TT theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng (ATTTM) 2015; vậy trong trường hợp Luật An ninh mạng được thông qua, đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm cấp phép cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng và những doanh nghiệp đã được cấp phép từ trước thì sẽ xử lý ra sao?
Ngay trước đó, trong phát biểu khai mạc hội thảo, Trưởng ban Pháp chế của VCCI đã cho biết các doanh nghiệp bày tỏ sự lo ngại nếu Luật An ninh mạng không được thiết kế kỹ lưỡng thì sẽ có nguy cơ chồng chéo với Luật ATTTM do Bộ TT&TT xây dựng, đã được ban hành năm 2015.
Sự băn khoăn, lo ngại Luật An ninh mạng sẽ có trùng lặp, chồng chéo về nội dung và thẩm quyền với quản lý nhà nước với các văn bản luật khác, nhất là Luật ATTTM cũng là mối quan tâm chung của đại diện các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT, An toàn thông tin.
Nhận định việc xây dựng và ban hành Luật An ninh mạng là cần thiết, tuy nhiên ông Nguyễn Chí Thành - Chánh Văn phòng VNISA cho rằng đơn vị soạn thảo vẫn cần cân nhắc thêm về một số vấn đề như: phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng; khái niệm “An ninh mạng”; hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an ninh mạng; trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet…
Cụ thể, ông Thành cho biết, theo dự thảo, phạm vi điều chỉnh của Luật An ninh mạng khá rộng, gần như bao quát hết các vấn đề liên quan tới bảo vệ an ninh mạng và các hoạt động trên không gian mạng, bởi vậy dễ trung lặp về nội dung và chồng chéo về thẩm quyền quản lý nhà nước với các văn bản luật khác đang hiện hành như Luật ATTTM, Luật Cơ yếu, Luật CNTT…
“Đặc biệt, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật An ninh mạng phải có sự phân định rõ ràng với một đạo luật cùng lĩnh vực là Luật ATTTM. Bên cạnh đó, việc bao quát một phạm vi quá rộng về bảo vệ an ninh mạng trong một văn bản luật cũng dễ gây ra tình trạng chưa quy định hết các tình huống xảy ra và biện pháp giải quyết”, ông Thành nhấn mạnh.
Lo ngại các nội dung của Luật An ninh mạng sẽ chồng chéo, không nhất quán với Luật ATTTM cũng được đại diện VNISA nêu ra trong các góp ý cụ thể vào từng nội dung của dự án Luật. Đơn cử như, về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an ninh mạng, đại diện VNISA cho rằng, với đối tượng tác động của An ninh mạng là “hoạt động sử dụng không gian mạng”, các tiêu chuẩn, quy chuẩn của an ninh mạng cũng cần xác định đối tượng phù hợp, tránh trùng lẫn với các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực ATTTM (với đối tượng là thông tin, các hệ thống thông tin).
Cũng theo đại diện VNISA, hiện nay, theo Luật ATTTM, việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn, ban hành quy chuẩn và chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ ATTTM đã được giao cho Bộ TT&TT và Bộ Quốc phòng (Ban Cơ yếu Chính phủ). Vì vậy, các nội dung quy định trong Chương II, Mục 2 - Tiêu chuẩn, quy chuẩn an ninh mạng cần phù hợp với định nghĩa về an ninh mạng của dự thảo Luật và không chồng chéo với chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước đã quy định trong Luật ATTTM. Ngoài ra, trong mục này cũng cần thống nhất phân loại và tên gọi các đối tượng áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn an ninh mạng.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)