Làm sách giáo khoa mỗi năm lỗ 40 tỷ đồng_xem kèo bóng đá trực tiếp

时间:2025-01-15 21:09:51来源:Betway作者:La liga

 - Do chi phí đầu vào của  sách giáo khoa (SGK) tăng cao trong khi giá bán không đổi,àmsáchgiáokhoamỗinămlỗtỷđồxem kèo bóng đá trực tiếp mỗi năm, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã phải bù lỗ trên dưới 40 tỉ đồng.

>> Bộ Giáo dục: "Tái sử dụng SGK để tránh lãng phí"

Ông Hoàng Lê Bách, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với báo giới chiều 21/9 về những thông tin liên quan tới câu chuyện làm SGK của đơn vị này.

Doanh thu 700 tỷ, lỗ 40 tỷ đồng

Ông Bách dẫn “Báo cáo Kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2016 tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam” ngày 26/1/2018 của Kiểm toán Nhà nước xác nhận thông tin, trong các năm từ 2015-2017, mỗi năm đơn vị này lỗ khoảng 40 tỷ đồng từ việc làm SGK.

{keywords}
Nguồn: NXB GD VN. Đơn vị tính: tỷ đồng

Cụ thể, doanh thu SGK năm 2015 là 656,6 tỷ đồng; kết quả kinh doanh mảng SGK lỗ 43,8 tỷ đồng; năm 2016, doanh thu SGK là 735,2 tỷ đồng; kết quả kinh doanh mảng SGK lỗ 43,3 tỷ đồng.

Tại báo cáo tài chính năm 2017 đã được kiểm toán độc lập kiểm toán số liệu, doanh thu từ SGK là 703,9 tỷ đồng, lỗ 38,14 tỷ đồng.

{keywords}
Lãnh đạo NXB Giáo dục VN giải thích một số vấn đề xung quanh câu chuyện sách giáo khoa. Ảnh: H.A

Theo báo cáo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, giá bán SGK trong 8 năm qua (từ năm 2011) đều không thay đổi. Trong khi đó, các khoản chi phí đầu vào của hoạt động xuất bản, phát hành SGK đều biến động tăng, từ yếu tố chi phí nguyên nhiên vật liệu (giấy in, điện, nước, xăng dầu,…), chi phí nhân công, tiền công in trả các nhà in đến chi phí vận chuyển đều tăng mạnh qua các năm.

Toàn bộ chi phí này Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phải tự hạch toán, cân đối, hoàn toàn không có trợ giá hoặc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Do chi phí đầu vào của SGK tăng cao trong khi giá bán không đổi nên dù Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để tiết kiệm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhưng doanh thu phát hành SGK vẫn không thể bù đắp chi phí dẫn đến hoạt động xuất bản phát hành SGK luôn bị lỗ. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã phải sử dụng các nguồn thu khác để bù đắp lỗ của hoạt động xuất bản phát hành SGK.

Nội dung SGK được giữ ổn định từ khi biên soạn đến nay

Liên quan đến những ý kiến về việc SGK thay đổi liên tục hàng năm, ông Hoàng Lê Bách khẳng định, nội dung SGK được giữ ổn định từ khi biên soạn bộ sách vào năm 2002 đến nay. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam không được phép tự ý thay đổi hoặc thiết kế thêm phần nội dung của SGK để học sinh viết vào dẫn tới sách phải bỏ đi sau mỗi năm học.

Clip: Đại diện NXB Giáo dục Việt Nam giới thiệu SGK của các nước có thiết kế bài tập tương tự

 

Theo ông Bách, quy trình biên soạn SGK bao gồm các công đoạn: Biên soạn, biên tập, dạy thí điểm, thẩm định, phê duyệt, in và phát hành. Với quy trình này, sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định thông qua và Bộ trưởng ký ban hành, SGK sẽ không được chỉnh sửa nội dung nếu không được Bộ GD-ĐT phê duyệt.

Trong trường hợp có những thay đổi lớn về quản lý Nhà nước hoặc có những phát hiện mới trong khoa học ảnh hưởng sâu rộng cần phải điều chỉnh, Bộ GD-ĐT sẽ chỉ đạo chỉnh sửa, cập nhật nội dung SGK.

Ví dụ, tháng 8/2008, Chỉnh phủ đã điều chỉnh mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội bao gồm cả tỉnh Hà Tây nên phải viết lại bài “Thủ đô Hà Nội” trong sách Địa lý. Hay năm 2006, các nhà khoa học trên thế giới xác định Diêm Vương tinh không được xem là một hành tinh nên SGK Vật lý phải điều chỉnh kiến thức này. Tất cả điều chỉnh trong SGK đều được Hội đồng quốc gia thẩm định xem xét và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt.

Nội dung sách giữ ổn định qua nhiều năm nên học sinh hoàn toàn có thể sử dụng lại sách cũ.

SGK chiếm hơn 50% bản trong toàn ngành xuất bản

Năm 2016
In 424 cuốn với 188.788.810 bản (chiếm 1,4 % về cuốn và 56,4% về bản so với toàn ngành).
Năm 2017
In 675 cuốn/159.402.910 bản (chiếm 2,2% về cuốn và 50,4 % về bản so với toàn ngành).

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông

 Ông Bách cho biết, trong nhiều năm qua, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã phát động và duy trì phong trào sử dụng lại SGK cũ. Thực tế mỗi năm có gần 35% lượng SGK cũ được học sinh sử dụng lại.

Cụ thể, năm 2018 cả nước có gần 17 triệu học sinh. Theo danh mục SGK được Bộ phê duyệt, trung bình mỗi học sinh cần 10,5 bản sách. Nếu tất cả học sinh đều sử dụng SGK mới, lượng SGK cần in khoảng 170 triệu bản.

Trong khi đó, năm 2018 lượng sách phát hành là 110 triệu bản, tức đáp ứng nhu cầu cho gần 65% học sinh. Các em còn lại sử dụng SGK cũ, sách mượn từ thư viện, tủ sách dùng chung,…” – Ông Bách nói.

SGK không thiết kế để học sinh viết vào sách

Về những thắc mắc xoay quanh việc SGK chỉ sử dụng được một lần, ông Bách giải thích, SGK không thiết kế để học sinh viết vào sách.

“Khi biên soạn SGK hiện hành, các tác giả đã xây dựng hệ thống bài tập trong SGK theo hướng đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức trình bày nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập khác nhau theo xu thế chung của SGK ở các nước phát triển.

Do đó, ngoài các câu hỏi, bài tập dạng truyền thống là bài tập tự luận, các tác giả có đưa vào SGK các dạng bài tập trắc nghiệm với những hình thức đặc thù như điền khuyết, lựa chọn đúng sai, nối kết,…”

Ông Bách lấy ví dụ, do đặc thù học sinh lớp 1 mới bắt đầu được làm quen với các số tự nhiên, các phép toán cộng trừ và các hình khối cơ bản, để có thể hiểu và khắc sâu kiến thức Toán, SGK Toán 1 cần đa dạng hóa các dạng bài tập và cách diễn đạt đề bài như các dạng điền trống, ghép cặp, khoanh kết quả đúng,… để học sinh dễ dàng thực hiện trên vở ghi.

Các dạng câu hỏi, bài tập trên đã xuất hiện trong các SGK Toán 1 (giai đoạn 1976-1979), Toán 2 (giai đoạn 1980-1989), Toán 1 (giai đoạn 1990-2002).

Ngoài ra, ông Bách thông tin thêm, để tránh trường hợp học sinh điền trực tiếp vào SGK, Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo trong các văn bản hướng dẫn giảng dạy để học sinh có thể sử dụng SGK một cách có hiệu quả, lâu bền.

“Các tác giả cũng khuyến cáo, nhắc nhở học sinh không được viết vào SGK thông qua những chú thích dưới các bài tập trong SGK.

Ví dụ, trong SGK Ngữ văn 7, trang 15, lần đầu tiên xuất hiện lệnh “Điền/Viết vào chỗ trống”, tác giả đã lưu ý chú thích cuối trang là “Học sinh chép lại và làm vào vở bài tập” – Đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đưa ra dẫn chứng.

Ông Bách cũng khẳng định, việc giới thiệu các dạng bài tập trắc nghiệm như đã nêu nhằm cụ thể hóa chủ trương “Đổi mới kiểm tra đánh giá”, trong đó có nêu “kết hợp các biện pháp đánh giá bằng bài tự luận, bài trắc nghiệm và bằng quan sát của giáo viên nhằm đảm bảo độ chính xác, tin cậy của hoạt động đánh giá”.

Sách tham khảo lỗ lãi ra sao?

Mặc dù NXB kêu lỗ như vậy, nhưng trong dư luận và trên diễn đàn Quốc hội vẫn đặt ra vấn đề SGK "nghìn tỷ". Nhiều ý kiến cho rằng phần lợi nhuận mà NXB thu được là những hoạt động dịch vụ khác, trong đó đáng kể nhất là phần kinh doanh sách tham khảo. Sách này thường được đóng gói bán kèm trong một bộ SGK khiến phụ huynh khó phân biệt. Sách lại được phát hành trực tiếp tới các trường học nên phụ huynh mua cả gói luôn.

Đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cho hay, trên website của mình hoặc trong các thông báo gửi tới các đơn vị phát hành, đơn vị này có thống kê rõ từng đầu SGK của mỗi lớp học và giá của từng cuốn; ở mỗi cuốn sách bìa sau đều liệt kê có những cuốn nào. Ông Bách cũng lưu ý cần phân biệt rõ SGK với sách tham thảo. SGK thì chỉ có NXB này làm, còn sách tham khảo còn có 60 nhà xuất bản khác làm nữa, chưa kể những năm gần đây các công ty văn phòng phẩm cũng cho ra đời thêm nhiều sản phẩm bài tập "ăn theo".

Tại buổi gặp gỡ, phía báo chí đã nêu ra những băn khoăn về trách nhiệm, vai trò của NXB cũng như các công ty thành viên trong việc phát hành tài liệu tham khảo tới các trường học. 

Chẳng hạn, NXB có trách nhiệm thế nào khi hiện nay các bộ SGK bán trong trường học đều được kèm theo các vở bài tập; NXB có khẳng định chắc chắn rằng chỉ đưa danh mục SGK chứ không có thêm các tài liệu tham khảo, sách bổ trợ khác tới các nhà trường; các đơn vị thành viên của NXB tự ý đưa vào danh mục SGK những tài liệu khác khiến phụ huynh "không biết đâu mà lần"  thì NXB sẽ giải quyết như thế nào?

Đại diện NXB Giáo dục giải thích đơn vị này không phát hành SGK tới các trường học, mà đó là công việc của các công ty phát hành sách ở địa phương.

Trước các câu hỏi "mỗi năm NXB phát hành hơn 100 triệu bản SGK mà vẫn phải bù lỗ, vậy tại sao vẫn chiết khấu phát hành; kết quả kinh doanh sách tham khảo lãi ra sao để bù lỗ cho việc in ấn, phát hành SGK", đại diện NXB cho hay sẽ thông tin vào dịp thích hợp.

 

NXB Giáo dục Việt Nam sắp hết "độc quyền" xuất bản sách giáo khoa?

Cho đến năm 2017, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vẫn là đơn vị duy nhất được cấp phép xuất bản SGK. Còn đến năm 2018, có thêm một số NXB mới được cấp phép xuất bản SGK như: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm TP.HCM, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Huế.

 

 

Hạ Anh - Thúy Nga

Bộ GD-ĐT kiểm tra việc in và phát hành sách giáo khoa

Bộ GD-ĐT kiểm tra việc in và phát hành sách giáo khoa

Bộ GD-ĐT vừa có quyết định kiểm tra việc thực hiện in và phát hành sách giáo khoa (SGK) năm học 2018-2019 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

相关内容
推荐内容