Ngày 21-6 là ngày mà người làm báo cách mạng Việt Nam dùcó bận rộn mấy cũng tạm gác bút,ụnữlàmbásalernitana đấu với fiorentina dành chút ít thời gian thoải mái, vô tư vớibạn bè đồng nghiệp. Họ chia sẻ với nhau chuyện nghề nghiệp. Ai cũng cho rằng,phụ nữ làm báo tuy khổ cực tăng gấp đôi nhưng niềm vui để lại không ít từ tácphẩm đã được hoàn thiện.
Từ chọn nghề...
Có lần ngồi dự hộithảo về đào tạo nghiệp vụ báo chí tại Hà Nội, nhà báo Đ.T (Báo Tuổi Trẻ) đánhgiá cao về nhà báo nữ. Anh cho rằng, phụ nữ làm báo trong các cơ quan báo chíchiếm tỷ lệ hầu như tương đương với nhà báo nam giới; nhất là trong các trườngđại học hay Học viện Báo chí và Tuyên truyền, con số nữ học viên học các lớp từđại học đến cao học báo chí đều tham gia học đông hơn nam học viên. Anh nghĩđơn giản là vì nhà báo nữ siêng năng, cần mẫn từ học tập, nghiên cứu đến tácnghiệp và thể hiện bài viết tỉ mỉ, đậm nét hơn.
Nhiều nhà báo nữ luôn học tập, nâng cao trình độ chuyênmôn (Ảnh chụp tại lễ bảo vệ tốt nghiệp luận văn thạc sĩ báo chí của nhà báo nữ)Thật vậy! Khi đã chọnnghề báo, hầu hết phụ nữ đều là những người có tâm huyết với nghề. Với ưu thếvà trách nhiệm của mình, nhà báo nữ đã không ngừng học hỏi, hăng say, tận tâmvới nghề nên đã tạo ra được nhiều tác phẩm có giá trị, nhiều bài phóng sự của chịem đã có tác dụng tốt đối với xã hội. Một số nhà báo trưởng thành trong nghềlàm báo, được đề bạt giữ chức vụ trưởng, phó phòng chuyên môn ở các cơ quan báochí... Nhà báo N.H.N, nguyên Tổng Biên tập báo Người Lao Động chia sẻ: “Chúngtôi ngày xưa cũng như các bạn trẻ bây giờ, luôn xông xáo đi khắp hang cùng ngõhẻm, ngóc ngách của cuộc đời săn tin và thận trọng “đẻ” ra những đứa con tinhthần khi thai nghén đã đủ tháng, đủ ngày”.
Vượt qua cái nhìn khắt khe, vươn lên “bình đẳng”
Có thể nói, nhà báonữ đã đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên,hình ảnh phụ nữ trong chừng mực nào đó dường như chưa được tôn vinh đúng mức.Xã hội nói chung và một số cơ quan báo chí nói riêng vẫn còn khắt khe và có cáinhìn chưa thực sự “bình đẳng” đối với phụ nữ làm báo. Đây là một thực tế mà cácnhà báo nữ đã kiểm nghiệm trong những lần đi thực tế. Bạn T.N, sinh viên tốtnghiệp báo chí vừa mới ra trường đi hết cơ quan báo chí này đến cơ quan báo chíkhác “xin việc”... chỉ ước mơ thật bé nhỏ là được làm nghề... nhưng đến đâu aicũng bảo “ở đây đã đủ người” hoặc nói rõ hơn “cơ quan này thiếu nhưng thiếu namlàm báo chứ đã thừa phụ nữ làm báo”...
Rõ ràng, một số lãnhđạo cơ quan báo chí rất “ngại” tuyển phóng viên nữ vì nghĩ rằng phụ nữ làm báo chânyếu tay mềm, không dám đứng đầu ngọn gió hay không thể chịu đựng nổi áp lực môitrường làm việc của một nghề “đặc thù”. Quan điểm đó không sai nhưng chưa sáthợp lắm. Mặc dù trên vai nặng gánh việc gia đình, song niềm yêu nghề, đam mêcầm bút là động lực để phóng viên nữ lao động sáng tạo miệt mài, thậm chí khôngngại hiểm nguy, gian khổ, sẵn sàng đi vào từng ngõ ngách của cuộc sống, như conong cần mẫn xây mật ngọt cho đời. Phụ nữ làm báo còn có lợi thế về giới nhờ sựdịu dàng, cởi mở, đầy tình cảm... Các tố chất đó rất dễ thâm nhập vào thực tế,cảm nhận đa chiều hơi thở cuộc sống và nhạy cảm với các vấn đề đang xảy ra; rấtdễ dẫn dắt nhân vật vào câu chuyện để khai thác thông tin, thậm chí những thôngtin nhạy cảm nhất...” - nhiều nhà báo nữ có chung tâm sự.
Và cần học tập... thật nhiều
Để phụ nữ làm báophát huy tốt vai trò, năng lực chuyên môn, đóng góp xứng đáng vào việc nâng caochất lượng báo chí, việc hình thành Câu lạc bộ Nhà báo nữ là một tất yếu. Câulạc bộ sẽ là nơi nghiên cứu, đổi mới phương thức hoạt động, tổ chức các hoạtđộng thiết thực, sôi nổi để nhà báo nữ có điều kiện sinh hoạt, chia sẻ về nghềvà cuộc sống. Không chỉ thế, nhà báo nữ cũng như những người làm báo luôn khôngngừng học tập và trau dồi kiến thức chuyên môn lẫn ngoại ngữ; biết sử dụng cácphương tiện kỹ thuật hiện đại. Điều quan trọng nữa là tâm huyết với nghề vàkhông ngừng rèn luyện ngòi bút để có vị trí trong lòng công chúng. Trong quátrình tác nghiệp, thể hiện ngòi bút, chỉ mong sao chị em không quên mình vẫnlà... phái yếu!
MAI HUY