ĐTDĐ chính hãng_kèo mc vs mu

时间:2025-01-25 23:40:46来源:Betway作者:Thể thao

ĐTDĐ chính hãng - thật và giả

Nhiều doanh nghiệp đang tìm mọi cách để có được cái mác "phân phối chính thức" để chen chân vào thị trường hàng chính hãng.

Không ít rắc rối đã nảy sinh từ đây vì nhiều thượng đế phải bỏ tiền mua cái "chính hãng",ĐTDĐchínhhãkèo mc vs mu sau rồi té ngửa, hình như mua phải "chính hãng rởm"... 

Sự cố vụ BenQ-Siemens khiến người tiêu dùng cẩn trọng hơn khi mua điện thoại di động. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Một sự cố liên quan đến BenQ-Siemens trong thời gian gần đây làm cho người tiêu dùng "ngờ ngợ" không biết có nên tin hay không vào ba từ "hàng chính hãng" mà lâu nay những siêu thị điện thoại lớn vẫn coi đó là một trong những tiêu chí để cạnh tranh và khẳng định đẳng cấp, chất lượng.

Lúc đầu, người ta chỉ biết BenQ-Siemens có một nhà phân phối chính thức và duy nhất là ABTel, nhưng đột nhiên, một đơn vị mang tên TPC cũng quảng cáo và giới thiệu mình là nhà phân phối chính thức của BenQ-Siemens. Sản phẩm BenQ-Siemens dán tem của TPC cũng xuất hiện tại một số siêu thị điện thoại di động, kèm theo cả một chương trình khuyến mãi khá "hoành tráng". Chỉ đến khi xảy ra sự cố, khách hàng đem đến trung tâm bảo hành chính thức của BenQ-Siemens và bị từ chối bảo hành thì mọi chuyện mới vỡ lở. Đại diện BenQ-Siemens tuyên bố TPC không phải là nhà phân phối chính thức do họ ủy quyền.

Thực ra, TPC vốn dĩ là nhà phân phối của một số thương hiệu điện thoại di động lớn, nhưng với BenQ-Siemens thì họ chỉ tự nhập khẩu và tự bảo hành, không khác hàng xách tay là bao. Bên phí TPC sau đó có gửi một giấy chứng nhận từ BenQ Mobile rằng TPC có mua hàng từ công ty này. Nhưng điều đó chỉ chứng tỏ rằng hàng của họ có nguồn gốc chứ không có một văn bản nào chứng nhận họ là nhà phân phối chính thức. Tức là, không nhận được một đảm bảo nào từ hãng của BenQ-Siemens Việt Nam. Khi đó, TPC có thể là nhà phân phối, nhưng không chính thức.

Nokia chỉ có 3 nhà phân phối chính thức. Ảnh: Hoàng Hà.
Nokia chỉ có 3 nhà phân phối chính thức. Ảnh: Hoàng Hà.

Một trường hợp khác cũng tương tự là câu chuyện của TCM. Công ty này từng là nhà phân phối chính thức cho nhiều thương hiệu như Motorola, Panasonic, Innostream, i-Mobile, VK... TCM đã không còn là nhà phân phối chính thức của Motorola từ nhiều tháng nay nhưng người tiêu dùng vẫn thấy hàng Motorola dán tem của TCM. Theo tìm hiểu của e-Chip Mobile, những lô hàng này vẫn được bảo hành nghiêm túc vì đó là hàng tồn đọng từ thời điểm TCM phân phối cho Motorola. Theo Motorola Việt Nam, nếu những lô hàng này bán hết mà TCM vẫn tiếp tục "phân phối" hàng của Motorola thì sẽ không được bảo hành theo tiêu chuẩn của hãng.

Các hãng điện thoại di động muốn chính thức đưa sản phẩm vào thị trường đều phải thông qua một hệ thống phân phối chuyên nghiệp. Trong đó, đầu mối trên cùng trực tiếp làm việc và truyền tải mọi thông tin, sản phẩm, các dịch vụ hậu mãi... của hãng tới thị trường thì được gọi là nhà phân phối chính thức. Các nhà phân phối được sự ủy nhiệm của hãng cũng sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các sản phẩm đó. Như vậy, đương nhiên, khách hàng mua sản phẩm do nhà phân phối chính thức bán ra sẽ nhận được mọi chăm sóc từ hãng và sản phẩm đó được gọi là hàng chính hãng.

Trên thực tế, Motorola vẫn cho phép TCM bán hết các sản phẩm tồn kho nhập thời gian trước đó. Và theo chính sách của Motorola, các nhà phân phối được phép tự bảo hành sản phẩm do mình bán ra. Do vậy, dù hợp đồng giữa TCM với Motorola đã chấm dứt, ở thời điểm này, nhiều khách hàng nếu có mua phải hàng không chính hãng cũng khó có thể phát hiện ra.

Không chỉ bán ra sản phẩm của Motorola, TCM hiện còn bán cả sản phẩm của Sony Ericsson. Mặc dù gần đây, Sony Ericsson có thông báo rất rõ ràng rằng họ không chịu trách nhiệm với các sản phẩm không do hai nhà phân phối chính thức của họ, Thuận Phát và P&T Mobile, bán ra.

Trên một mẫu quảng cáo báo gần đây, TCM giới thiệu mình là "Đại diện nhà phân phối toàn cầu" cho các sản phẩm điện thoại Motorola, Bavapen, Sony Ericsson. Ở đây, khái niệm "Đại diện nhà phân phối toàn cầu" là đại diện cho ai và có vị trí thế nào trong kênh phân phối. Khái niệm này còn khá trừu tượng khiến người dùng không khỏi băn khoăn. Hiện chưa có một văn bản chính thức nào mô tả về khái niệm này, nhưng có một điều chắc chắn rằng TCM không phải là nhà phân phối do Motorola hay Sony Ericsson chỉ định tại Việt Nam.

Khi mua hàng chính hãng, khách hàng sẽ được sử dụng hệ thống bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn toàn cầu. Ảnh: Hoàng Hà.
Khi mua hàng chính hãng, khách hàng sẽ được sử dụng hệ thống bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn toàn cầu. Ảnh: Hoàng Hà.

Với những câu chuyện như trên, xét về luật thì các đơn vị kia không sai khi họ chủ động nhập khẩu tự kinh doanh sản phẩm và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý. Nhưng nếu khách hàng mua các sản phẩm như thế thì rõ ràng sẽ phải chịu không ít thiệt thòi vì không được hưởng các đảm bảo và hỗ trợ từ phía hãng sản xuất.

Sự hỗ trợ lớn nhất ở đây chính là khi khách hàng mua máy sẽ được sử dụng hệ thống bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn toàn cầu. Hệ thống bảo hành này do hãng ủy nhiệm nên được hỗ trợ rất nhiều về mặt kỹ thuật cũng như linh kiện, phụ kiện tương thích, tiên tiến nhất do hãng cung cấp. Còn ở các trung tâm bảo hành không phải do hãng ủy nhiệm, việc không đủ điều kiện bảo hành là chuyện rất dễ xảy ra.

Ngoài ra, khi mua hàng chính hãng, khách hàng còn được tham gia những chương trình khuyến mãi lớn do các hãng chủ trì, có tư vấn chính xác, cùng nhiều lợi ích khác tùy theo chính sách của hãng vào từng thời điểm cụ thể.

Danh sách các nhà phân phối chính thức

Nokia:

 Công ty Phân phối FPT (FPT Distribution)

Công ty Thuận Phát

Công ty May Mắn (Lucky)

PV Telecom

Samsung:

 Công ty Công nghệ di động FPT (FPT Mobile)

Công ty Viettel

Motorola Công ty Công nghệ di động FPT (FPT Mobile)

Công ty Thuận Phát

Công ty Ngôi Sao Sáng (BS)

Sony Ericsson:

 Công ty P&T Mobile

Công ty Thuận Phát

BenQ - Siemens :
Công ty An Bình (ABTel)

HTC Công ty An Bình (ABTel)

i-Mobile Công ty Ngôi Sao Sáng (BS)

相关内容
推荐内容