Một niềm tin sắt son vào Đảng và làm theo Đảng,ĐồngbàodântộcthiểusốxãAnBìnhhuyệnPhúGiáoKinhtếpháttriểnvănhóanâcúp quốc gia uzbekistan cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại xã An Bình, huyện Phú Giáo đã có nhiều đổi thay tích cực. Đồng bào DTTS tại địa phương nay đã xây dựng được lối sống mới văn minh, hình thành cách thức sản xuất tiến bộ để tạo dựng cuộc sống ngày càng ấm no...
Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước luôn được huyện Phú Giáo và xã An Bình truyền tải nhanh chóng đến các đồng bào DTTS
Quan tâm phát triển kinh tế
Được biết đến là địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống, trong đó có số lượng lớn đồng bào dân tộc Khmer, xã An Bình, huyện Phú Giáo đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện tốt các chính sách của Trung ương và của tỉnh cho đồng bào DTTS. Sự linh hoạt, nỗ lực, cố gắng trong thời gian dài của lãnh đạo xã An Bình đã mang lại “trái ngọt” khi cuộc sống của đồng bào DTTS nơi đây ngày càng đổi thay. Số hộ đồng bào nghèo, cận nghèo ngày càng giảm dần, hộ khá, giàu đã được nâng lên đáng kể.
Những chính sách như cấp đất tái định canh, tập huấn sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ cây con giống, tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa, hỗ trợ bảo tồn các giá trị văn hóa các đồng bào DTTS đã làm cho các hộ đồng bào DTTS xã An Bình có nhiều đổi thay cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Trong đó, khu tái định canh Suối Sai, được hình thành từ năm 2004 đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế, giúp cho nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS tại xã An Bình có cuộc sống ổn định.
Là một trong những hộ đồng bào dân tộc Khmer được cấp đất trong khu tái định canh Suối Sai từ những ngày đầu, bà Kim Thị Nguyệt, một hộ gia đình Khmer xã An Bình chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi thuộc diện nghèo của xã. Nhà đông người, lại thiếu đất sản xuất nên cuộc sống rất khó khăn. Năm 2004, được chính quyền các cấp quan tâm cấp 1 ha đất trong khu tái định canh Suối Sai, cuộc sống gia đình tôi đã có cơ hội thay đổi. Chúng tôi trồng cao su trên diện tích đất được cấp, mỗi năm mang lại lợi nhuận vài chục triệu đồng. Nguồn thu từ cây cao su đã giúp cải thiện đáng kể đời sống và giúp cho gia đình tôi thoát nghèo...”.
Những thay đổi trong cuộc sống của đồng bào DTTS xã An Bình, huyện Phú Giáo có sự nỗ lực trong thời gian dài của chính quyền các cấp. Các chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc đã được chính quyền các cấp, nhất là xã An Bình thực hiện đúng và kịp thời, hiệu quả. Bà Bùi Thị Thúy Thơm, Phó Chủ tịch UBND xã An Bình cho biết, hiện nay, số hộ đồng bào DTTS trên địa bàn xã là khoảng 270 hộ, trong đó, hộ đồng bào dân tộc Khmer là trên 170 hộ. Trong những năm qua, Đảng ủy, UBND xã luôn quan tâm và chăm lo đến các đối tượng là hộ đồng bào DTTS. Các chính sách như cấp đất, đào tạo việc làm, tập huấn sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ cây, con giống đã giúp cho các hộ đồng bào DTTS thoát nghèo, có cơ hội vươn lên khá, giàu. “Thời gian gần đây, ngoài việc thực hiện đúng, đủ các chính sách cho đồng bào, lãnh đạo huyện cũng quan tâm lắng nghe các ý kiến, nguyện vọng của các hộ đồng bào, trong đó có việc đối thoại với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số”, bà Thơm nói. Cũng theo bà Thơm, đến cuối năm 2018, số hộ đồng bào DTTS nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều trên địa bàn xã chỉ còn 2 hộ, số hộ cận nghèo chỉ còn 5 hộ.
Chăm lo đời sống văn hóa
Không chỉ quan tâm đến việc chăm lo đời sống vật chất, phát triển kinh tế, chính quyền xã An Bình cũng luôn quan tâm đến việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng DTTS trên địa bàn xã, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc Khmer. Lãnh đạo huyện Phú Giáo và xã An Bình luôn tạo điều kiện cho cộng đồng các DTTS trên địa bàn huyện Phú Giáo nói chung và đồng bào DTTS xã An Bình nói riêng tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa cũng như bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc.
Bà Bùi Thị Thúy Thơm cho biết thêm, huyện và xã luôn thực hiện các chương trình tuyên truyền về nâng cao đời sống văn hóa cho các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn xã như tuyên truyền về xây dựng đời sống văn hóa, phổ cập xóa mù chữ… Chính vì vậy, tư tưởng, ý thức xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ của các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn xã đã có nhiều thay đổi tích cực. ..
Ông Ngưu Bư, ngụ ấp Tân Thịnh được xem như già làng của đồng bào Khmer tại xã An Bình cho hay, được tuyên truyền thường xuyên nên tư tưởng của đồng bào đã có nhiều thay đổi, nhất là trong việc thực hiện tiến bộ trong sinh hoạt, cưới hỏi, ma chay, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao trình độ văn hóa cho con em. Đến nay, không có con em nào của đồng bào DTTS khi đến tuổi đến trường không được đi học. Nhiều gia đình lo cho con em học đến nơi, đến chốn, khi ra trường có công ăn việc làm ổn định. Nếp sống văn minh đã thể hiện rõ trong các khu dân cư có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống khi nhà cửa được bà con xây dựng kiên cố, sạch sẽ, hợp vệ sinh, ngõ xóm được thắp sáng. “Niềm vui của đồng bào Khmer nơi đây là hàng năm vào dịp tết cổ truyền của người Khmer lãnh đạo các cấp chính quyền đều tổ chức các đoàn đến thăm, tặng quà và chung vui. Đồng bào Khmer được tham gia các chương trình liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, được tham gia tranh tài ở các nội dung thi văn hóa, thể thao và đạt được nhiều giải thưởng”, ông Ngưu Bư nói.
Cuộc sống của đồng bào các DTTS xã An Bình nói chung, đồng bào dân tộc Khmer nói riêng dưới sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền đã có nhiều đổi thay tích cực. Đồng bào nơi đây đã có cuộc sống hòa hợp với các cộng đồng dân cư chung và đang chung tay thực hiện các phong trào thi đua của địa phương để đưa địa phương ngày càng phát triển.
CAO SƠN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)