Theạnhtaytáicơcấubanlãnhđạlich cup lien doan anho thông báo được Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) của Nhật bản đưa ra vào ngày 16/2, Bộ này đã dỡ bỏ quyết định tạm dừng mọi hoạt động vận chuyển xe của Daihatsu, đồng thời xem xét cho công ty này tiếp tục sản xuất và vận chuyển các mẫu xe mang thương hiệu Toyota, Daihatsu, Mazda và Subaru như: Toyota Probox / Mazda Familia Van / Daihatsu Mira… và Daihatsu Rocky, Toyota Raize (bản xăng) và Subaru Rex từ ngày 4/3/2024.
Tuy nhiên, Tập đoàn ô tô Toyota (Toyota) công bố sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết theo hướng dẫn của MLIT để quá trình thử nghiệm luôn có sự tham gia, chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo các mẫu xe sẽ đến tay khách hàng trong thời gian sớm nhất.
Và sau đó một tuần, vào ngày 27/2, MLIT tiếp tục đưa ra thông báo sẽ dỡ bỏ lệnh tạm dừng vận chuyển động cơ diesel do TICO sản xuất sau khi Toyota đình chỉ hoạt động của một số dây chuyền sản xuất do phát hiện những bất thường trong các cuộc kiểm tra chứng nhận động cơ diesel của TICO.
Vì vậy, Toyota đã quyết định đưa dây chuyền sản xuất các mẫu xe trang bị động cơ diesel của TICO tại hai nhà máy Inabe và Gifu trở lại hoạt động từ ngày 4/3 tới đây.
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất sẽ tiếp tục được nối lại tại tất cả các nhà máy của Toyota ở Nhật Bản và nước ngoài. Toyota cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho TICO để tập đoàn này có thể hồi sinh hoạt động kinh doanh động cơ của mình.
Những bất thường gần đây của các công ty con là Daihatsu Motor và Toyota Industries đã ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng của Tập đoàn ô tô Toyota (Toyota).
Sau lời xin lỗi của đích thân Chủ tịch Akio Toyoda vào cuối tháng trước, mới đây Toyota đã có động thái cứng rắn hơn trong việc cải tổ lại bộ máy lãnh đạo, thực hiện triệt để các biện pháp ngăn ngừa tái diễn và hướng tới sự hồi sinh trong tương lai cho công ty con Daihatsu Motor.
Toyota cho rằng, gốc rễ của sự việc là do Daihatsu đã đặt áp lực và gánh nặng lên đội ngũ kỹ sư trong việc rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, điều đó đã vượt quá năng lực của họ. Chính điều này đã dẫn đến những bất thường trong thủ tục chứng nhận.
Để xây dựng lại Daihatsu, Tập đoàn ô tô Toyota đã quyết định tái cơ cấu nhân sự cao cấp của Daihatsu. Đồng thời, nhà sản xuất ô tô bán chạy hàng đầu thế giới đặt mục tiêu giảm nhẹ gánh nặng cho Daihatsu bằng cách hỗ trợ trực tiếp cho công ty con và tiếp quản việc lập kế hoạch, phát triển và sản xuất của Daihatsu tại thị trường nước ngoài.
Tại cuộc họp báo chung diễn ra vào ngày 13/2, các cổ đông của Daihatsu đã thống nhất Bộ máy Hội đồng Quản trị sẽ giảm từ 6 xuống còn 4 thành viên từ ngày 1/3/2024. Trong đó, Daihatsu chỉ còn giữ được 1 vị trí giám đốc điều hành, 3 vị trí còn lại thuộc về nhân sự của Toyota.
Ông Koji Sato, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc điều hành của Toyota đã tuyên bố ông Masahiro Inoue, Giám đốc điều hành khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ thay thế Soichiro Okudaira làm Tổng Giám đốc của Daihatsu.
Ngoài ra, ông Masanori Kuwata sẽ đảm nhận chức vụ Phó Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm cải cách tổ chức và văn hóa doanh nghiệp. Ông Hiroshima Hoshika đương nhiệm sẽ tiếp tục giữ vị trí Phó Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống vận hành liên quan đến các quy định và chứng nhận, đồng thời là người đứng đầu nhóm quản lý chất lượng của Daihatsu.
Người thứ 3 của Toyota là bà Keiko Yanagi, Phó Giám đốc Nhóm Xúc tiến Khách hàng là trên hết của Toyota được bổ nhiệm ở vị trí Giám đốc không thường trú của Daihatsu, phụ trách các hoạt động chứng nhận pháp lý. Riêng vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của Daihatsu sẽ bỏ trống.
Hai lãnh đạo cấp cao hiện tại của Daihatsu gồm ông Sunao Matsubayashi, Chủ tịch HĐQT và ông Soichiro Okudaira, Giám đốc điều hành sẽ từ chức. Bộ máy lãnh đạo mới sẽ chính thức nhận nhiệm vụ kể từ ngày 1/3/2024.
Điểm khởi đầu của Daihatsu là hỗ trợ cuộc sống của khách hàng thông qua những chiếc xe nhỏ gọn được ví như là "ô tô quốc dân" phù hợp với điều kiện đường sá của Nhật Bản. Vì vậy, ông Masahiro Inoue, Tổng Giám đốc của Daihatsu nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn nhân cơ hội này để quay trở lại với khởi nguồn và thực hiện sứ mệnh làm phong phú cuộc sống của mọi người bằng cách đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng”.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Koji Sato cũng khẳng định: "Giờ đây đã đến lúc chậm lại một chút để chấn chỉnh mọi thứ". Và việc "thay máu" loạt lãnh đạo Daihatsu không phải hình phạt đối với các nhân sự liên quan, mà là động thái thể hiện sự quyết tâm của Toyota trong việc tái cấu trúc công ty con, nhằm lấy lại vị thế, tái tạo lại hình ảnh và niềm tin của khách hàng về thương hiệu.
Minh Ngọc
(责任编辑:Nhà cái uy tín)