Sáng 6/7,ámnóidámlàmnhưngphảinóiđúnglàmđútối nay có đá banh không Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về hoạt động giám sát phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam (Nghị quyết liên tịch 403).
Giám sát, phản biện thực chất là kênh kiểm soát quyền lực cực tốt
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh cho biết, bên cạnh nhiều kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại hạn chế. Chẳng hạn như, chất lượng một số cuộc giám sát còn hạn chế, chưa có nhiều kiến nghị sau giám sát hoặc ít giám sát kết quả khắc phục sau kiến nghị, giám sát...
Cạnh đó, việc theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát; theo dõi, đôn đốc, tiếp thu, phản hồi sau phản biện xã hội ở nhiều nơi chưa được chú trọng, dẫn đến việc kiến nghị một chiều, hình thức, hiệu quả chưa cao.
Bà Ánh đặc biệt lưu ý, trong thực hiện hoạt động giám sát, phản biện, ở một số địa phương lãnh đạo MTTQ Việt Nam chưa thể hiện được bản lĩnh dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Vẫn còn hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm trong quá trình giám sát, phản biện xã hội.
Vì vậy, bà Ánh kiến nghị, cần rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giải quyết, trả lời kiến nghị và đề xuất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội sau giám sát, phản biện xã hội.
Đồng thời, gắn việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, phản biện của Mặt trận với việc đánh giá cán bộ, công chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức. Ngoài ra cũng cần mở rộng vai trò của MTTQ Việt Nam thực hiện phản biện xã hội xuyên suốt trong quy trình xây dựng pháp luật…
Bà Trần Kim Yến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đề nghị xem xét nâng hoạt động giám sát, phản biện xã hội thành luật sẽ hiệu quả hơn.
Trong đó cần quy định hoạt động phản biện xã hội là một trong những quy định bắt buộc khi ban hành một văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời cần quy định chế tài cụ thể về trách nhiệm, thời hạn gửi dự thảo văn bản đề nghị phản biện xã hội và việc giải trình, tiếp thu ý kiến, trách nhiệm trả lời các kiến nghị sau giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội của các cơ quan được giám sát.
Giáo sư Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ - Pháp luật của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng đề nghị MTTQ cần sớm có sáng kiến lập pháp trình Quốc hội xây dựng luật về giám sát và phản biện xã hội.
Ông Đường cho rằng, vai trò giám sát, phản biện xã hội hết sức lớn nhưng hiện nay mới chỉ tập trung qua kênh các tổ chức chính trị - xã hội. Do đó, trong luật này cần quy định không chỉ hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội mà còn là nhân dân, các chuyên gia…
Như vậy sẽ bao quát đầy đủ hơn các chủ thể, không mang quyền lực Nhà nước tham gia giám sát hoạt động của Nhà nước.
Đánh giá công tác giám sát, phản biện thời gian qua có nhiều đổi mới và hiệu quả nhưng vẫn còn tình trạng “dân chủ hình thức”, ông Đường lưu ý: “Nếu giám sát phản biện thực chất thì đây là kênh cực tốt để kiểm soát quyền lực Nhà nước”.
Đề xuất xây dựng Luật Hoạt động giám sát phản biện xã hội
Kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, giám sát, phản biện xã hội là một quyền năng rất quan trọng của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên.
Đây cũng là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và kênh thông tin rất quan trọng, để góp phần xây dựng cơ quan Đảng, Nhà nước, trong sạch, vững mạnh.
Theo ông Chiến, Hiến pháp cũng quy định quyền giám sát, phản biện xã hội của nhân dân cùng với các quy định hiện nay là cơ sở để đề xuất xây dựng Luật Hoạt động giám sát phản biện xã hội.
Về việc một số ý kiến nói giám sát, phản biện xã hội chưa được như mong muốn, theo ông Chiến là do thiếu cơ chế, chế tài có tính pháp luật. Vì vậy, cần nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để hoàn thiện thể chế, luật pháp hơn nữa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao thực chất chất lượng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ VN và các tổ chức chính trị xã hội.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng lưu ý việc tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, “dám nói, dám làm nhưng mà phải nói đúng, làm đúng” vì lợi ích của Đảng, Nhà nước, Nhân dân. Còn thấy sai mà không dám nói cũng là tự diễn biến, tự chuyển hóa.
Cùng với đó, ông Chiến cho rằng, cần hoàn thiện thể chế pháp luật là cơ sở quan trọng để MTTQ và các tổ chức chính trị làm tốt hơn nữa công tác giám sát, phản biện xã hội.
Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức bộ máy, nội dung phương thức hoạt động, tăng cường hơn nữa phối hợp cơ quan Quốc hội, Chính phủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, "tròn vai thuộc bài" như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần chỉ đạo.
Từ đó phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng như văn kiện Đại hội XIII đã nêu.
“Bác Hồ nói trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới, không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân", ông Chiến dẫn chứng.
(责任编辑:La liga)
Phong cách thời trang đa dạng, biến hóa của 'nam thần' Hyun Bin
Phú Giáo: Khai mạc Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc lần thứ IV, nhiệm kỳ 2014
Lập trường của Việt Nam được hoan nghênh tại Đối thoại Shangri
Huyện Bàu Bàng: Triển khai thực hiện công tác bầu cử bổ sung đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2011
First working day of 13th Party Central Committee’s meeting
Lý lẽ của Trung Quốc: Không đáng tin cậy cả thực tế và pháp lý
Kinh tế Việt Nam đang phục hồi tăng trưởng nhưng còn chậm
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Nhiều cách làm hay theo Bác
Chàng kỹ sư rụt rè để vuột mất cơ hội hẹn hò cô gái xinh đẹp
Nông nghiệp Dầu Tiếng: Cần trợ lực để phát triển xứng tầm