Trong cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp và đế quốc Mỹ,ềBìnhMỹnghekểchuyệnđánhgiặkết quả bayern munich hôm nay xã Bình Mỹ (Tân Uyên) có vị trí chiến lược - là mộttrong những cửa ngõ của vùng Chiến khu Đ, nơi đứng chân của nhiều lực lượngcách mạng. Với sự hỗ trợ của nhân dân, lực lượng du kích địa phương đã góp phầnvào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cầu Bình Cơ, xã Bình Mỹ (Tân Uyên) nơi ghi dấuấn lịch sử của nhiều trận đánh thắng lợi của quân ta Được sự dẫn đường của một cán bộđịa phương, chúng tôi đến nhà bác Nguyễn Văn Lập ở ấp Mỹ Đức, xã Bình Mỹ. Cầmtrên tay quyển Lịch sử truyền thống xã Bình Mỹ bác Lập chỉ cho chúng tôi biết,thời điểm đội du kích xã được thành lập vào tháng 1-1946, khi thực dân Pháp kéoquân vào Tân Uyên. Bác Lập nhớ lại: Năm 1969, ở ấp 2 Mỹ đóng quân dày đặc từ cầuBình Cơ đến Cổng Xanh, xây bót 25 thuộc Sư đoàn 5 và các đơn vị chủ lực như R hậucần, 814, 116... đóng giáp ranh khu vực xã Bình Mỹ. Lúc đó, bác Lập là xã độiphó, với nhiệm vụ làm công tác dân vận, vận động nhân dân đóng góp, gánh gạonuôi quân và tổ chức cơ sở mật. Tuy địch mạnh nhưng tinh thần quân và dân vẫncương quyết không khai báo cơ sở dù có bị đánh đập dã man. Khoảng cuối năm1969, bác Lập dẫn bộ đội vào nhà một người dân ở ấp Bình Cơ thì bị địch phát hiện.Chúng kéo cả đại đội đến ở chốt 25 bao vây khu vực, bác Lập quyết bám trụ, taycầm súng AK chiến đấu không để bị bắt và nhảy xuống suối sâu về căn cứ, trậnnày bác Lập bắn chết 4 tên lính ngụy. Bác Nguyễn Văn Lập (bìa trái) ở ấp Mỹ Đức, xãBình Mỹ (Tân Uyên) cùng đồng đội kể về những trang sử hào hùng của địa phương Tham gia vào đội quân du kích xãnhà năm 17 tuổi, chú Nguyễn Văn Tâm ở ấp Mỹ Đức đã tiếp nối dòng lịch sử củabác Lập. Chú Tâm kể: Vào những năm 1970-1971, Bình Mỹ tiếp tục nổi lên phongtrào diệt ác phá kìm. Là địa bàn ác liệt, giao thương tiếp tế, ngày thì địchlàm chủ, đêm ta làm chủ. Người dân luôn có tinh thần trách nhiệm cao, phục vụvà giữ được mạch máu lưu thông với cách mạng, xây dựng cơ sở bên trong. Nhiềutrận đánh lớn của quân ta khiến địch phải co cụm lại. Như trong trận đánh năm1972, khi đó, trong lần du kích xã mở đường tới cầu Bình Cơ, Tiểu đoàn C301 củađịch từ Phú Giáo đang đến bót Cây Sao thì ta chặn đánh ở dốc Cầu tới cầu BìnhCơ. Địch tháo chạy, một số tên bị tiêu diệt và bắt sống một tên lính ngụy khác.Nhưng ác liệt nhất có lẽ là giai đoạn sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Mỹdùng bom B52 cho nổ căn cứ, gây nhiều thương tích cho đồng đội. Trong số đồng đội của chú Tâm cóchú Phạm Văn Đúng hiện đang ở ấp Bình Cơ, xã Bình Mỹ. Chú Đúng không thể nàoquên thời khắc kinh hoàng khi B52 thả bom vào ngày 22- 10-1972. “Khoảng 5 giờchiều ngày hôm đó, địch dùng máy bay rà khu vực căn cứ. Tôi cùng đồng đội vàotrong ấp theo dõi tình hình. Đồng chí Út Minh, Bí thư Chi bộ lúc bấy giờ nhận địnhđịch sẽ thả bom nên bảo chúng tôi chờ đến ngày mai rồi về căn cứ. Khi trời vừahừng sáng tôi về căn cứ, đang chuẩn bị bữa cơm thì nghe bom trút xuống. Tôi vộichạy vào hầm thì nghe tiếng “bụp”, lúc đó lỗ tai tôi không còn nghe gì nữa, máutrong lỗ tai, lỗ mũi chảy ra rồi bất tỉnh luôn. Nghe đồng đội kể lại lúc đó tưởngtôi đã chết, sau đó tôi được điều trị hơn 2 tháng mới lành. Thương tích lần đólàm tai phải của tôi bị ù, không nghe rõ, giọng nói hơi ngộp vì bị bom hốc vàolỗ mũi, nhưng dù phải hy sinh thì cũng phải đóng góp một phần nhỏ cho Tổ quốc”,chú Đúng nói. Rời xã Bình Mỹ khi nắng xế chiều,chúng tôi hiểu được ý chí của thế hệ các chú, các bác trước thời thế đất nước bịgiặc xâm lấn, đó là tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Dù những lầnchạm trán với địch, sống - chết trong gang tấc nhưng các chú, các bác trong lựclượng du kích xã Bình Mỹ luôn giữ bình tĩnh, gan dạ chiến đấu tới cùng. Lớpthanh niên hôm nay và mai sau khắc ghi, trân trọng những trang lịch sử hào hùngđó để cùng nhau xây dựng đất nước tươi đẹp. KIM TUYẾN |