Thủ tướng chủ trì phiên họp Tiểu ban KT_kết quả trận empoli

  发布时间:2025-01-24 03:06:39   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Thủ tướng chủ trì phiên họp Tiểu ban KT_kết quả trận empoli。

Sáng nay,ủtướngchủtrìphiênhọpTiểkết quả trận empoli 28/8, Tiểu ban Kinh tế-Xã hội của Đại hội Đảng XIII đã tổ chức phiên họp toàn thể dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban, cho ý kiến, phân tích đánh giá tình hình, những vấn đề mới đặt ra trên các lĩnh vực để tiếp tục cập nhật, điều chỉnh, hoàn thiện các dự thảo văn kiện để phù hợp tình hình mới.


Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Gồm 51 thành viên, Tiểu ban đã có 6 phiên họp toàn thể kể từ phiên đầu tiên vào tháng 11/2018 nhằm xây dựng văn kiện kinh tế-xã hội mà Tiểu ban chủ trì là các dự thảo báo cáo Chiến lược kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2021-2025. Đến nay, các văn kiện này đã gửi xin ý kiến Đại hội Đảng các cấp mà đến nay, đã tổ chức xong Đại hội cấp cơ sở, cấp huyện trên cả nước.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng cho biết, từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến toàn cầu. Các nước đều tung ra gói hỗ trợ rất lớn, nới lỏng chính sách tài khóa. Tuy vậy, tình hình kinh tế thế giới vẫn bị tác động nặng nề.

Trong bối cảnh đó, Tiểu ban rà soát, tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện báo cáo, trong đó, tập trung xin ý kiến các thành viên Tiểu ban đối với 2 nội dung. Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo báo cáo, đặc biệt là trước tác động rất nặng nề của COVID-19. Thứ hai là các công việc cần tiếp tục triển khai của Tiểu ban trong thời gian tới.

Gợi ý thảo luận, Thủ tướng đề cập đến một số vấn đề, gồm tác động của COVID-19 đến kinh tế toàn cầu. Trong quý II/2020, kinh tế Mỹ suy giảm 32,9%, EU giảm 12,1%, Đức giảm 10,1%, Italy giảm 12,4%, Pháp giảm 13,8%, Tây Ban Nga giảm 18,5%. Tại khu vực ASEAN, nền kinh tế Malaysia suy giảm 17,1%, Philippines giảm 16,1%, Singapore giảm 13,6%, Thái Lan giản 12,2%, Indonesia giảm 5,3%... Theo dự báo của một số tổ chức quốc tế, tình hình sẽ tiếp tục xấu hơn trong thời gian tới.

Tình hình ấy khiến các nước hành động rất quyết liệt để giảm thiểu tác động nghiêm trọng của dịch, nhất là hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn như tăng thâm hụt ngân sách bình quân trên toàn cầu lên đến 14% GDP, tổng các gói hỗ trợ lên đến 14.000 tỷ USD.

Đối với Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đã quyết tâm, quyết liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn quân, toàn dân ta vào cuộc với tinh thần chống dịch như chống giặc, thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế. Tuy vậy, quý II/2020, chúng ta chỉ tăng trưởng 0,36%, thấp nhất trong 30 năm qua. Sáu tháng, chỉ tăng trưởng 1,81%. Sau hơn 3 tháng không có ca nhiễm trong cộng đồng, dịch bước vào giai đoạn 2 với ca nhiễm đầu tiên ở Đà Nẵng vào tháng 7/2020.

Chính phủ đã quyết tâm chỉ đạo tiếp tục thực hiện mục tiêu kép trên tinh thần lo cho sức khỏe người dân là chính nhưng không để đứt gãy nền kinh tế, Thủ tướng nói. Với tinh thần ấy, năm nay, chúng ta cố gắng tăng trưởng dương. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, cơ chế chính sách để kịp thời hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp, người lao động và nhân dân. Đồng thời, phải có chiến lược, sách lược, định hướng và giải pháp phục hồi phát triển trong năm 2021 và thời gian tới, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Thủ tướng đề nghị các thành viên Tiểu ban sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập trình bày báo cáo, tập trung bàn về sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo các báo cáo, trong đó đặc biệt lưu ý các tác động, ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với nước ta trên các lĩnh vực trong các năm 2020, 2021, 2022… cũng như đánh giá chung giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Hiện nay, trên thế giới chưa có vaccine chính thức, chúng ta phải có chiến lược, định hướng đúng đắn, phù hợp với trước mắt và lâu dài trong tình trạng bình thường mới, “sống chung với dịch bệnh”.

Thủ tướng đề nghị tập trung thảo luận, cho ý kiến ,“chúng ta cần sửa đổi, bổ sung nội dung gì trong đánh giá tình hình, kết quả, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân trước xuất hiện của COVID-19”, trong đó, cần làm rõ các khó khăn, thách thức, giải pháp phòng, chống dịch, phục hồi phát triển kinh tế-xã hội 2020, từ đó bổ sung các bài học, kinh nghiệm rút ra sau thời gian phòng chống dịch.

Các thành viên Tiểu ban cho ý kiến về nhận định bối cảnh quốc tế trong giai đoạn 2016-2020 và thời gian tới khi đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và các vấn đề mới phát sinh, trong đó lưu ý các thách thức, cơ hội mới, đổi mới tư duy phát triển, niềm tin và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của dân tộc ta…

Nội dung nữa cần cho ý kiến là cần rà soát, điều chỉnh phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện bình thường mới, nhất là chỉ tiêu chịu tác động lớn của dịch bệnh như tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP bình quân đầu người.

“Các đồng chí cho ý kiến thêm về xem xét bối cảnh hiện nay để cân nhắc kỹ hơn về nội hàm các đột phá chiến lược trong tình hình mới, đặc biệt là vai trò của khoa học công nghệ và nguồn nhân lực”, Thủ tướng nói.

Về các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng đề nghị góp ý cụ thể về các vấn đề trọng tâm cần thay đổi so với dự thảo trước đây do tác động của dịch bệnh, trong đó có vấn đề về quy hoạch phát triển quốc gia, các vùng, các ngành, lĩnh vực, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế số, xã hội số, phát triển nguồn nhân lực.

Thủ tướng đề nghị cho ý kiến về kế hoạch hoạt động, các công việc cần làm của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội từ nay đến Đại hội XIII do Tổ biên tập đề xuất.

Theo chinhphu.vn

相关文章

最新评论