Trong những năm gần đây,ứmỗiemailtạobởiAIcầnmlnướclàmmálịch thi đấu cúp quốc gia brazil trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực đời sống, từ y tế, tài chính, đến sản xuất và giải trí.
Tuy nhiên, đằng sau sức mạnh và tiềm năng phát triển của AI, có một vấn đề ngày càng được quan tâm: sự tiêu tốn tài nguyên, đặc biệt là nước, trong quá trình vận hành các hệ thống AI.
Một trong những yếu tố chủ chốt dẫn đến tiêu tốn nước là việc làm mát các trung tâm dữ liệu. Những hệ thống AI yêu cầu một lượng lớn tính toán, điều này dẫn đến sản sinh nhiệt lượng cao trong các máy chủ. Để giữ cho các máy chủ này hoạt động hiệu quả và không quá nhiệt, nước được sử dụng để làm mát.
Một nghiên cứu gần đây do The Washington Post phối hợp với các nhà nghiên cứu Đại học California thực hiện cho thấy, trung bình mỗi một email dài 100 từ tạo bởi GPT-4 của OpenAI sẽ tiêu tốn 519 ml nước để làm mát hệ thống, tương đương 27 lít trong một năm nếu dùng một lần/một tuần.
Hiện nước Mỹ có khoảng 16 triệu lao động, giả sử cứ 10 người lại có 01 người sử dụng AI với tần suất như trên, thì trong một năm số nước cần sử dụng để làm mát là 435.235.476 lít, tương đương lượng nước toàn bộ cư dân đảo Rhode sử dụng trong 1,5 ngày.
Khi nhu cầu về các công nghệ AI ngày càng tăng, áp lực lên nguồn tài nguyên nước có thể trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động đến nguồn cung nước toàn cầu.
Các chuyên gia đã kêu gọi các công ty công nghệ cần chú trọng đến việc sử dụng tài nguyên bền vững hơn, từ việc tối ưu hóa quy trình làm mát đến việc tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo và các giải pháp tiết kiệm nước khác.
Việc đảm bảo phát triển AI không làm gia tăng thêm gánh nặng lên môi trường và nguồn tài nguyên tự nhiên là một thách thức cấp bách cần được giải quyết.
(Theo Washington Post)
Alibaba Trung Quốc ‘hô biến’ hơn 100 mô hình AI nguồn mở chỉ trong một ngàyTrong ngày 19/9, Alibaba công bố hơn 100 mô hình AI nguồn mở trong nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ công nghệ.