Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư ở hội nghị về vùng Đông Nam Bộ_ty le so

作者:Cúp C1 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【】 发布时间:2025-01-25 21:03:15 评论数:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Ngày 23-10,ànvănbàiphátbiểucủaTổngBíthưởhộinghịvềvùngĐôngNamBộty le so Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 7-10-2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Vùng Đông Nam Bộ cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống anh hùng, kinh nghiệm đổi mới, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt vai trò là đầu tàu phát triển của cả nước”:

“Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

Thưa các vị đại biểu, cùng toàn thể các đồng chí,

Tiếp theo 3 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị khóa XIII này về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các Vùng Đồng bằng sông Cửu Long; vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; và mới đây là Vùng Tây Nguyên vừa được tổ chức rất thành công vào tuần trước, hôm nay Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc (trực tiếp kết hợp với trực tuyến) để phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 24-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (vừa được Bộ Chính trị ban hành ngày 07/10/2022), nhằm quán triệt sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị và cả nước, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để triển khai thực hiện thật tốt Nghị quyết quan trọng này.

(Sắp tới chúng ta cũng sẽ còn tổ chức 2 Hội nghị toàn quốc nữa để tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở 2 Vùng quan trọng nữa là Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung).

Sự có mặt đông đủ của các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các Ban, Bộ, Ngành trung ương và toàn bộ 6 tỉnh, thành phố trong Vùng đã thể hiện tinh thần nghiêm túc, ý chí và quyết tâm cao của chúng ta trong việc đổi mới, xây dựng, ban hành, tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển Vùng - một vấn đề có ý nghĩa chiến lược, không chỉ đối với từng vùng mà còn đối với cả nước, theo tinh thần như tôi đã nhiều lần nói: "Tiền hô hậu ủng," "Nhất hô bá ứng," "Trên dưới đồng lòng" và "Dọc ngang thông suốt!"

Trước hết, tôi xin được thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và với tình cảm cá nhân, nhiệt liệt hoan nghênh và chào mừng tất cả các đồng chí tham dự Hội nghị ở trung tâm Hà Nội cũng như tại các điểm cầu trong cả nước, đặc biệt là điểm cầu các tỉnh, thành phố ở vùng Đông Nam Bộ. Mong các đồng chí tập trung nghiên cứu, thảo luận, tiếp thu sâu sắc và tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết quan trọng này của Bộ Chính trị, đáp ứng đầy đủ các mục đích, yêu cầu đề ra; cố gắng tránh tình trạng như lâu nay ta vẫn nói giễu về việc thực hiện Nghị quyết: "Rằng hay thì thật là hay, xem ra thực hiện còn gay trăm bề!."

Thưa các đồng chí,

Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị đã được gửi tới các đồng chí; nội dung rất rõ ràng, dễ hiểu; các đồng chí cần nghiên cứu trực tiếp, kỹ lưỡng. Đồng chí Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Ban cán sự đảng Chính phủ đã báo cáo Chương trình hành động của Chính phủ; đồng chí Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội, thay mặt Đảng đoàn Quốc hội, báo cáo Chương trình hành động của Quốc hội thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Các ý kiến phát biểu của một số đồng chí Trung ương đại diện cho các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương tại Hội nghị hôm nay cũng đã làm phong phú, sâu sắc thêm một số vấn đề, rất cụ thể, thiết thực. Để giúp các đồng chí hiểu rõ hơn, sâu hơn nội dung của Nghị quyết, tôi xin phân tích, nhấn mạnh thêm một số vấn đề, và cũng chỉ tập trung vào trả lời 3 câu hỏi: (1) Vì sao vào lúc này Bộ Chính trị lại phải bàn và ra Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045?. (2) Những ý tưởng mới, tinh thần mới, nội dung mới của Nghị quyết lần này là gì?. (3) Chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để thực hiện có kết quả Nghị quyết của Bộ Chính trị, biến Nghị quyết thành hiện thực sinh động?

1. Về câu hỏi thứ nhất: Vì sao lúc này Bộ Chính trị lại phải bàn và ra Nghị quyết mới về vùng Đông Nam Bộ?

Như các đồng chí đều biết vùng Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh trực thuộc Trung ương: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là vùng có địa hình rộng, thoáng; phần lớn diện tích là đồng bằng, nửa bình nguyên, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải...; phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên, là những vùng giàu tài nguyên, khoáng sản; phía Tây và Tây-Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có tiềm năng lớn nhất về nông nghiệp của cả nước; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển, nhất là tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt, cũng như thuận tiện kết nối với tuyến đường biển quốc tế quan trọng, nhộn nhịp bậc nhất thế giới, kết nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; phía Tây Bắc tiếp giáp với Campuchia, có cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát (Tây Ninh), tạo thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác với Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar theo tuyến đường bộ xuyên Á.

Vùng Đông Nam Bộ là vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Với những tiềm năng, lợi thế vượt trội, Vùng luôn là trung tâm đổi mới, năng động, sáng tạo hàng đầu của cả nước; là đầu tàu kinh tế và trung tâm phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ lớn nhất cả nước với hạt nhân là đô thị đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh "rực rỡ tên Vàng" - trung tâm lớn nhất về kinh tế, văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ; đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; động lực, có sức hút và sức lan tỏa lớn của Vùng.

Để phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Vùng, ngày 29/8/2005, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 53-NQ/TW; và ngày 02/8/2012, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Kết luận số 27-KL/TW về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và thời kỳ 2011-2020 với mục tiêu: "Huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của Vùng để phát triển nhanh, ổn định và bền vững; đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; các mặt giáo dục-đào tạo, văn hóa, xã hội, y tế vào loại hàng đầu cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và quốc phòng, an ninh vững chắc; góp phần tích cực vào sự phát triển chung của khu vực phía Nam và cả nước; là địa bàn cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực."

Sau 17 năm thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị khóa IX và khóa XI, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong Vùng đã phát huy truyền thống đoàn kết, cách mạng và tinh thần đổi mới, sáng tạo, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, liên tục phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nổi bật là: Năm 2020, quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của vùng Đông Nam Bộ tăng gấp 4,9 lần so với năm 2005 và 2,6 lần so với năm 2010, vượt mục tiêu đề ra. Vùng Đông Nam Bộ đã đóng góp 32% GDP của cả nước, 44,7% tổng thu ngân sách Nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 cao nhất cả nước.

Cơ cấu kinh tế của Vùng chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo tăng nhanh; tỉ trọng khu vực dịch vụ vượt mục tiêu đề ra; tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao nhất cả nước. Đã hình thành trung tâm công nghiệp hàng đầu với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lớn nhất cả nước. Kinh tế tư nhân phát triển năng động, có số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước; là địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất, chiếm 41,1% tổng vốn FDI. Đã phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao như Công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, tự động hóa, vật liệu mới.

Thành phố Hồ Chí Minh từng bước đã trở thành trung tâm khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và công nghệ thông tin của Vùng và cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa của vùng Đông Nam Bộ đạt 67%; diện mạo đô thị ngày càng đổi mới, hiện đại; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 79,5%, đứng thứ hai trong các vùng của cả nước.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt một số kết quả quan trọng. Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết các chính sách xã hội, đổi mới giáo dục-đào tạo đạt nhiều kết quả tích cực; tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ dẫn đầu cả nước. Lĩnh vực y tế chuyên sâu đã có những thành tựu ngang tầm khu vực và thế giới. Công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được quan tâm. Cải cách hành chính được đẩy mạnh; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng và có bước tiến bộ...

Tuy nhiên, kinh tế-xã hội của Vùng còn nhiều tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức lớn: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Một số chỉ tiêu quan trọng đề ra chưa đạt được. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Vùng có xu hướng chậm lại và thấp hơn cả nước; đóng góp vào tổng thu ngân sách nhà nước giảm; tốc độ tăng năng suất lao động thấp; việc triển khai thực hiện các quy hoạch còn chậm, mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng, còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ, là điểm nghẽn cản trở sự phát triển.

Một số công trình trọng điểm xây dựng còn chậm tiến độ so với mục tiêu đề ra. Tình trạng tắc nghẽn giao thông, ngập úng nghiêm trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được khắc phục. Khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa đóng góp nhiều vào thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng; chưa làm chủ được công nghệ cao, cốt lõi, công nghệ nguồn trong những ngành chủ lực. Công nghiệp phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững; chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; công nghiệp phụ trợ phát triển chậm; phân bố khu chế xuất, khu công nghiệp chưa hợp lý.

Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tình trạng quá tải ở các trường học, cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, cơ sở khám, chữa bệnh công lập chậm được khắc phục; năng lực y tế dự phòng và y tế cơ sở còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, đặc biệt là khi xảy ra dịch bệnh bất thường. Phát triển nhà ở xã hội chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là nhà ở cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, rác thải nhựa, rác thải y tế và rác thải rắn vẫn là vấn đề bức xúc trong xã hội nhưng chưa được cải thiện. Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương trong Vùng chậm được thu hẹp. Liên kết nội vùng và liên vùng có mặt còn hình thức, thiếu chặt chẽ, hiệu quả thấp. An ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, thậm chí có nguy cơ mất ổn định. Năng lực cán bộ các cấp, nhất là ở cấp cơ sở, về quản trị xã hội, xử lý tình huống bất thường còn hạn chế.

Trong khi đó, Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu đến năm 2030 nước ta trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao; đồng thời định hướng phát triển Vùng theo hướng: "khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế-chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới...." Tình hình thế giới, khu vực và trong nước, cũng như ở vùng Đông Nam Bộ có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức mới đan xen.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận Hội nghị.

Tình hình thực tế trên đây đã đặt ra yêu cầu phải khẩn trương, nghiêm túc tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX; Kết luận số 27-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI và nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị quyết mới về vấn đề đặc biệt quan trọng này, góp phần tạo ra sự chuyển biến có tính đột phá trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng Đông Nam Bộ trong giai đoạn phát triển mới. Đây cũng là việc làm rất có ý nghĩa đối với "miền Đông gian lao mà anh dũng," luôn là đầu tầu, động lực phát triển của cả nước trong hơn 35 năm đổi mới vừa qua; cũng như đối với miền Nam thành đồng của Tổ quốc, Nam Bộ mến yêu, cách mạng và anh hùng.

2. Về câu hỏi thứ hai: Những ý tưởng mới, tinh thần mới, nội dung mới của Nghị quyết Bộ Chính trị lần này là gì?

Có 3 điểm đáng chú ý như sau:

Một là, về quan điểm, nhận thức và tư tưởng chỉ đạo:

Nghị quyết lần này đã quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; kế thừa, bổ sung, phát triển các quan điểm của Nghị quyết số 53-NQ/TW thành những quan điểm chỉ đạo mới, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới. Ở đây có nhiều nội dung thể hiện rất rõ tinh thần đổi mới, ý chí rất cao của Đảng ta quyết tâm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, có tính đột phá trong việc phát triển vùng Đông Nam Bộ, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Để tạo ra được sự chuyển biến có tính đột phá trong việc phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, lợi thế của Vùng và khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong thời gian qua, Nghị quyết lần này tiếp tục khẳng định vị trí chiến lược và vai trò đặc biệt quan trọng của Vùng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Yêu cầu phải phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với vị trí, vai trò chiến lược của Vùng động lực phát triển lớn nhất, đầu tàu kinh tế của cả nước; coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt của cả hệ thống chính trị, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương trong Vùng và cả nước.

Bộ Chính trị đặc biệt nhấn mạnh: Cần phải đổi mới mạnh mẽ, năng động, sáng tạo hơn nữa, tạo chuyển biến có tính đột phá trong việc tiếp tục xây dựng và phát triển vùng Đông Nam Bộ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu của cả nước và khu vực Đông Nam Á, giữ vai trò đầu tàu trong liên kết phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố kinh tế tri thức, trung tâm tài chính quốc tế, là điểm đến của tầng lớp trung lưu, trí thức, nhất là trí thức trẻ, đến sinh sống và làm việc; có trình độ phát triển ngang tầm với các thành phố lớn ở khu vực châu Á, đóng vai trò là một cực tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Phát triển vùng Đông Nam Bộ phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cơ cấu lại kinh tế Vùng theo hướng hiện đại, lấy kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm. Đi đầu trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ cao cấp, chất lượng cao. Tập trung xây dựng các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics gắn với các hành lang giao thông. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó lấy nội lực là quyết định, là chiến lược, cơ bản, lâu dài, kết hợp hài hòa với ngoại lực là quan trọng, đột phá; tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng.

Cần phải đổi mới tư duy, phát huy sự năng động, sáng tạo của các địa phương để Đông Nam Bộ phải trở thành một hình mẫu tiêu biểu, hiệu quả cao trong hợp tác liên kết vùng. Lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển Vùng. Tăng cường liên kết vùng, hoàn thiện thể chế, chính sách điều phối vùng hiệu quả, thúc đẩy liên kết giữa các địa phương trong Vùng, giữa Vùng với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và các nước tiểu vùng sông Mê Công, ASEAN và thế giới. Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền phù hợp với năng lực và điều kiện thực tế của từng địa phương. Thực hiện thí điểm những mô hình, cơ chế, chính sách mới vượt trội, có sức cạnh tranh quốc tế cao, tạo bước đột phá trong việc phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của Vùng.

Phát triển nhanh và bền vững; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Nâng cao sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp, công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Xây dựng Đông Nam Bộ trở thành Vùng có trình độ phát triển cao, người dân có cuộc sống khá giả, hạnh phúc; có nếp sống văn minh, hiện đại, hội nhập quốc tế. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương trong Vùng...."

“Hai là, về mục tiêu và tầm nhìn: Có thể xem đây là nội dung hoàn toàn mới. Nghị quyết lần này đã xác định rất rõ mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phấn đấu đến năm 2030: "Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng "chính quyền số," "kinh tế số," "xã hội số."

Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại. Cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực; đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo, y tế phát triển, đứng đầu cả nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ nét và dẫn đầu cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh phải là thành phố văn minh, hiện đại, năng động, sáng tạo; là nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đến sinh sống và làm việc; trung tâm tài chính quốc tế, phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực châu Á, đóng vai trò là cực tăng trưởng của Vùng; nơi tập trung của các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới."

Tầm nhìn đến năm 2045: "Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chất lượng cuộc sống cao, có trình độ y tế, giáo dục thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á.

Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân, cực tăng trưởng của Vùng; nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trí thức trẻ, đến sinh sống và làm việc; nơi tập trung các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường, củng cố vững chắc."

Ba là, về nhiệm vụ và giải pháp: Nghị quyết lần này đề ra khá đầy đủ, đồng bộ và mới mẻ các giải pháp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, bao gồm các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về phát triển nhanh, bền vững, tạo bước đột phá trong kinh tế vùng; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị; về phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị;... với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, nhằm thực hiện thành công các đột phá chiến lược về thể chế, chính sách vượt trội; về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; và về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý - vốn đang là những khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay của Vùng, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Về câu hỏi thứ ba: Chúng ta phải làm gì, và làm như thế nào, để thực hiện cho bằng được và có kết quả cụ thể Nghị quyết của Bộ Chính trị lần này về Vùng Đông Nam Bộ?

Tôi xin đề nghị cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:

Một là, phải nhận thức thật đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của Nghị quyết, nắm thật vững những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, những công việc phải làm; trên cơ sở đó có sự thống nhất cao về ý chí, quyết tâm của cả nước, của toàn Vùng, của từng địa phương trong Vùng; của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Xác định rõ đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, chứ không chỉ là nhiệm vụ riêng của Vùng và các địa phương trong Vùng. Đồng thời, phải nhận thức thật đúng và giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa phát triển Vùng và phát triển chung của cả nước - Cả nước vì Vùng và Vùng vì Cả nước. Tạo ra sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của Vùng và liên kết Vùng. Liên kết Vùng phải trở thành tư duy chủ đạo dẫn dắt sự phát triển toàn Vùng và từng địa phương trong Vùng.

Hai là, phải khơi dậy và phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, đổi mới, năng động, sáng tạo; ý chí, quyết tâm và khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân các địa phương trong Vùng; quyết vượt lên chính mình, khắc phục tư tưởng tự mãn, bằng lòng với những gì đã làm, đã đạt được; trái lại, phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn nữa về vai trò, vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của Vùng động lực phát triển lớn nhất, đầu tàu kinh tế mạnh mẽ nhất cả nước ở tất cả các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong Vùng; xác định rõ tiềm năng, lợi thế và những khó khăn, thách thức, điểm nghẽn đối với phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng có vai trò đặc biệt quan trọng để đề ra các chính sách, biện pháp cụ thể, sát hợp, có tính khả thi cao, tạo sự chuyển biến có tính đột phá trong phát triển Vùng.

Ba là, trên cơ sở đổi mới về tư duy và nhận thức, phải đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển Vùng. Đổi mới tư duy, tầm nhìn, phát huy sự năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành phát triển của từng địa phương, lấy khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực phát triển của Vùng. Huy động tối đa nguồn lực cho phát triển của Vùng, trong đó xác định lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; kết hợp hài hòa với ngoại lực là quan trọng, đột phá.

Tôi đề nghị Chính phủ và các cơ quan ở Trung ương cần tăng cường phối hợp với các địa phương trong Vùng, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, ban hành và triển khai thực hiện luật pháp, chính sách ưu tiên, có tính đặc thù cho phát triển Vùng. Tổ chức thực hiện thật tốt quy hoạch phát triển Vùng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo hướng xanh, bền vững và toàn diện; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, bảo đảm tích hợp, đa ngành; gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp và dịch vụ; giữa phát triển đô thị với xây dựng nông thôn mới; giữa phát triển kinh tế với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn; hình thành cho được các chuỗi giá trị ngành, sản phẩm của Vùng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước, kết hợp với huy động, phát huy có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển các công trình trọng điểm có sức lan toả, giải quyết các vấn đề phát triển Vùng và liên vùng.

Bốn là, tăng cường, nâng cao, làm tốt hơn nữa công tác xây dựng bộ máy tổ chức và cán bộ; nâng cao năng lực và chất lượng lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Thực hiện nghiêm Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự có bản lĩnh chính trị vững vàng, tiên phong, gương mẫu về đạo đức và lối sống. Thực hiện nghiêm các chủ trương về đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, liêm chính, trong sạch. Giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính chuyên nghiệp cao và năng lực sáng tạo. Tiếp tục cải cách hành chính, phát triển chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số, đô thị thông minh; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi và bảo vệ những cán bộ mạnh dạn đổi mới, sáng tạo; dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; khơi dậy tinh thần cống hiến của cán bộ, công chức. Đổi mới công tác dân vận và hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân ta với các nước bầu bạn.

Năm là, ngay sau Hội nghị này, căn cứ vào Nghị quyết và Kế hoạch của Bộ Chính trị; sự chỉ đạo, hướng dẫn của các Ban đảng Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan ở Trung ương, cũng như các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị của các địa phương trong Vùng cần khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động, chương trình học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết gắn với tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các tỉnh.

Ban cán sự đảng Chính phủ cần ráo riết chỉ đạo, khẩn trương xây dựng, ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết, giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương trong Vùng. Chương trình hành động phải bám sát các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và nội dung của Nghị quyết, bảo đảm phù hợp với từng địa phương trong Vùng và tiểu vùng. Các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong Vùng cần cụ thể hóa Nghị quyết và Chương trình hành động của Chính phủ thành các cơ chế, chính sách, kế hoạch, đề án, dự án và nguồn lực cụ thể, có tính khả thi cao, để thực hiện cho bằng được.

Thưa các đồng chí,

Tôi tha thiết mong đợi và tin tưởng rằng: Cấp ủy, chính quyền và nhân dân các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ nhất định sẽ phát huy mạnh mẽ hơn nữa kinh nghiệm đổi mới, truyền thống cách mạng, anh hùng vẻ vang và phẩm chất cao quý, rất tốt đẹp, năng động, sáng tạo, nghĩa tình của người miền Đông; cùng với các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các cấp trong cả nước, nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị lần này, tạo bước chuyển biến mới, có tính đột phá trong việc phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh ở vùng Đông Nam Bộ theo tinh thần: Cả nước vì Vùng Đông Nam Bộ; và Vùng Đông Nam Bộ quyết vươn lên cùng với cả nước và vì Cả nước; luôn luôn là đầu tàu và động lực phát triển mạnh mẽ nhất của cả nước, có nhiều đóng góp to lớn hơn nữa cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa muôn vàn yêu quý của chúng ta!

Một lần nữa, tôi xin chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc, có nhiều niềm vui mới, niềm tin mới, khí thế mới, và thắng lợi mới!

Tôi xin trân trọng cảm ơn."

Theo TTXVN